Từ đứa trẻ sống ở khu ổ chuột nổi tiếng với tỉ lệ thất nghiệp cao, cô nàng đổi đời nhờ dấn thân vào môn thể thao vốn chỉ dành cho đàn ông

06/05/2023 16:09 GMT+7 | Văn hóa Giải trí 247

Sinh ra và lớn lên ở khu ổ chuột lớn nhất của Thái Lan, cuộc sống có nhiều khó khăn thế nhưng bằng nghị lực của mình, cô gái 19 tuổi này đã vươn lên trở thành một ngôi sao Muay Thái đạt được nhiều thành tích vang dội ở khu vực và quốc tế.

Tại sân vận động kickboxing Thái Lan lâu đời nhất Thái Lan, Porntip "Cha" Khamthongphanow (19 tuổi) tung ra một đòn mạnh và nhanh.

Sau khi thua hai trong ba hiệp đấu trước đó, căng thẳng lên cao. Cô ấy biết mình phải chiến đấu trở lại trong ván thứ tư để vẫn có cơ hội chiến thắng. Khuỷu tay của cô chạm vào trán đối thủ, khiến da bị rách. Khi nhìn thấy vết máu nhỏ xuống, trọng tài tại sân vận động Rajadamnern ở Bangkok nhanh chóng tuyên bố hết giờ. 

"Hàng xóm và bạn bè nói với tôi rằng tôi không nên tập Muay Thái vì con gái phải xinh đẹp, không có sẹo trên mặt hay những vết thương xấu xí", Cha nói với VICE World News vài ngày trước khi ngồi trên sàn nhà phòng tập đấm bốc địa phương.

Những nhận thức về giới như thế này, mặc dù không phải là hiếm ở Thái Lan, nhưng đã không ngăn cản Cha. Đối với những phụ nữ trẻ như cô ấy, tiền đặt cược còn lớn hơn cả trận đấu.

photo-6

VĐV Muay Thái Porntip "Cha" Khamthongphanow (áo đỏ) trong một trận chiến đấu

Cô gái mong muốn đổi đời nhờ Muay Thái

Cha sinh ra và lớn lên ở Khlong Toei - khu ổ chuột lâu đời nhất và lớn nhất Bangkok. Đây được xem là nơi sinh sống của khoảng 100.000 hộ dân nghèo nhất của thành phố. Các gia đình ở đây thường sống trong điều kiện chật chội dưới những mái tôn rách nát. 

Nơi đây cũng được biết đến với tỷ lệ thất nghiệp cao, cũng như bạo lực hoặc tội phạm liên quan đến ma túy.

Trong những con hẻm chật hẹp, những viên methamphetamine được các băng đảng địa phương buôn bán với giá chỉ 50 baht (1,45 USD/viên). Việc hạn chế đi lại do đại dịch đã làm  hoạt động xuất khẩu ma túy bất hợp pháp phải tạm thời dừng lại nhưng điều đó điều đó khiến thị trường buôn bán ở trong nội địa lại trở nên phổ biến và việc sử dụng ma túy đá đã tăng khoảng 30% vào năm ngoái.

photo-2

Khu nhà ổ chuột Khlong Toei chủ yếu là nhà không chủ và người dân nơi đây thường xuyên phải đối mặt với các mối đe dọa bị trục xuất bất cứ lúc nào

photo-1

Ở Thái Lan, nhiều võ sĩ trẻ như Cha thường sống chung một mái nhà với huấn luyện viên của họ. Đó là cách giúp họ tránh xa phiền nhiễu có thể xảy ra như rượu bia và ma túy

Trung tâm thanh thiếu niên Khlong Toei, nơi Cha đào tạo, đã được chính phủ tân trang lại vào năm 2016 nhằm giảm tình trạng tội phạm liên quan đến ma túy trong giới trẻ ở khu vực.

Cha mẹ của Cha đã phải vật lộn với chứng nghiện ma túy của cô. Năm 2017, cô và em trai mình cũng là một võ sĩ Muay Thái quyết định rời xa cha mẹ và chuyển đến sống cùng Phichart Lek Phaophong - người quản lý phòng tập quyền anh của cô.

photo-3

Lek đã dành trọn ngôi nhà của mình để làm trung tâm huấn luyện những thanh niên mà anh ấy tin rằng có tiềm năng trở thành một VĐV boxing chuyên nghiệp. 

Anh bắt buộc họ phải tuân theo một chế độ tập luyện và trường học nghiêm ngặt, đồng thời đảm bảo rằng chiến thắng trong các trận đấu của họ sẽ giúp ích cho việc học hành của họ.

Một chế độ luyện tập không ngừng nghỉ bao gồm việc thức dậy lúc 6 giờ sáng để chạy 10km trước giờ học và nâng tạ đến tối muộn đã giúp Cha hình thành cho bản thân một ý thức kỷ luật cao. 

"Cha là người chiến thắng. Động tác mạnh nhất của cô ấy là cú đá. Cô ấy đã từng đánh bại nhiều người khác trước đây", Lek nói với VICE World News khi đang theo dõi trận đấu từ phía võ đài tại Rajadamnern.

photo-5

Cha bắt buộc phải tuân thủ theo chế độ tập luyện và dinh dưỡng của HLV.

photo-4

photo-4

Các võ sĩ Muay Thái phải tập luyện 2 lần/ngày, họ đan xen các môn thể dục trị liệu và rèn luyện sức khỏe theo một chế độ riêng mà HLV đặt ra

"Phao cứu sinh" duy nhất nhằm thoát khỏi sự phân biệt giới tính và đói nghèo bủa vây

Ở một quốc gia có khoảng cách giàu nghèo lớn nhất thế giới, giáo dục có thể được coi là một sự theo đuổi vô ích. Nhiều phụ nữ ở Thái Lan phải chịu cảnh nghèo đói kinh niên. 

Xã hội ở đây ít coi trọng giáo dục của phụ nữ và trẻ em gái, đặc biệt trình độ học vấn thấp có thể dẫn đến tỉ lệ việc làm sẽ giảm mạnh.

Với luật chống ma túy khắc nghiệt, Thái Lan có số lượng phụ nữ ngồi tù cao nhất trên thế giới, phần lớn trong số họ bị giam giữ vì các tội liên quan đến ma túy như bán hoặc tàng trữ ma túy.

"Một số trẻ em ở Khlong Toei không đi học, những người có trình độ học vấn cao hơn thường sẽ tránh xa ma túy. Nếu tôi không chơi quyền Anh, tôi đã phải nghỉ học. Tôi sẽ không có tương lai, không có mục đích.

Nên đây có thể coi là một nghề nghiệp. Đó là một cách để kiếm sống", Cha nói.

photo-2

Tuy nhiên, nhiều phụ nữ kiếm sống từ môn thể thao quốc gia của Thái Lan là một thực trạng tương đối mới nhưng đang phát triển ở đất nước này. Khi các trận đấu quyền anh Muay Thái của nữ ngày càng được xã hội chấp nhận, môn thể thao này đã mang đến cho Cha cơ hội hiếm có để thăng tiến và có một vị trí nhất định trong xã hội.

Các võ đài quyền anh uy tín nhất của Thái Lan ở thủ đô như Rajadamnern và Lumpini, chỉ mới bắt đầu cho phép các trận đấu của phụ nữ nhằm hiện đại hóa và thu hút khán giả trẻ tuổi. Sự thay đổi này cũng giúp việc kinh doanh có ý nghĩa hơn vì nhiều giải đấu được tổ chức đồng nghĩa với việc kiếm được nhiều tiền hơn cho các võ đài. 

Bởi trong số đó từng phải chật vật duy trì hoạt động trong thời kỳ đại dịch và trước tháng 8/2022, nhiều nơi thậm chí còn không cho phép phụ nữ đến gần với võ đài chứ chưa nói đến việc thi đấu ở đó.

Một số người cho rằng "kinh nguyệt sẽ gây bất lợi, ảnh hưởng tiêu cực đến không gian thi đấu truyền thống đầy linh thiêng này".

Ngay cả khi phụ nữ không có kinh nguyệt, họ vẫn thường được yêu cầu vào võ đài bằng cách chui xuống sợi dây thấp nhất, trong khi nam giới leo qua đầu.

"Phụ nữ Thái Lan có thể chiến đấu ở châu Âu cùng các quốc gia khác. Họ đang được thăng chức và giành được hàng triệu hoặc hàng chục triệu baht tiền thưởng. Vì vậy, các sân vận động ở Thái Lan đang thay đổi quy tắc của họ để hiện đại hơn với các tiêu chuẩn quốc tế", nhà quảng bá Muay Thái Sombat Thaosuwan nói với VICE World News.

photo-3

Đối với nhiều phụ nữ và trẻ em ở Thái Lan, việc trở thành một VĐV boxing là một cách để thoát nghèo và có cơ hội tự do tài chính

Nhưng sự khoan hồng xung quanh những chiến thắng của phụ nữ chỉ có ý nghĩa một phần. Theo Sombat, các võ sĩ nữ chỉ nhận được 1/3 số tiền mà các đồng nghiệp nam của họ có thể kiếm được. 

Anh ấy nói rằng điều này chủ yếu là do các trận đánh nhau của phụ nữ ít phổ biến, thu hút ít người xem. Những người cá cược và doanh thu bán vé ít hơn. Nhưng nhiều phụ nữ chiến đấu tại các địa điểm lâu đời như Rajadamnern - nơi giành được một số danh hiệu và giải thưởng hàng đầu có thể giúp thay đổi điều đó.

"Đàn ông và phụ nữ tập luyện như nhau, chiến đấu như nhau. Họ nên được trả lương như nhau", Cha nói.

photo-6

Từ việc chủ yếu thi đấu trong các giải đấu địa phương và tại các hội chợ ở chùa, Cha đã được cấp học bổng đại học để nghiên cứu khoa học thể thao. Điều này khiến cô trở thành người đầu tiên trong gia đình theo học đại học. 

Cha có tham vọng trở thành huấn luyện viên Muay Thái trong tương lai nhằm giúp đỡ những phụ nữ trẻ khác có hoàn cảnh và ước mơ giống mình.

"Một số người tin những điều xấu về người dân ở Khlong Toei, nhưng tôi không nghĩ về điều đó, tôi chỉ cố gắng trở nên tốt hơn. Và tôi sẽ chứng tỏ điều đó bằng cách chiến đấu trên võ đài. Tôi sẽ cho họ thấy tôi là một chiến binh giỏi như thế nào", Cha quả quyết.

photo-1

TaeTae (nguồn Vice)

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm