Từ chuyện giới tính ở SEA Games 2015: VĐV điền kinh tự tử vì bị nghi ngờ là nam giới

12/06/2015 09:48 GMT+7 | Thế giới Sao

(Thethaovanhoa.vn) – Sự việc VĐV bóng chuyền Aprilia Santini Manganang của đội nữ Indonesia bị nghi ngờ là nam không phải hiếm gặp trong thể thao đỉnh cao.

Lãnh đạo đội bóng chuyền nữ Philippines đã gửi công văn kiến nghị kiểm tra giới tính VĐV Aprilia Santini Manganang của đội bóng chuyền Indonesia. Phía Philippines cho rằng Aprilia là nam giới và đội Indonesia đã gian lận. BTC SEA Games 2015, sau khi nhận đơn kiến nghị, bác bỏ việc kiểm tra giới tính vì cho rằng, hồ sơ đội Indonesia gửi đến BTC đã rất rõ ràng và đầy đủ.

Kiểm tra giới tính vẫn là đề tài gây tranh cãi. Các cuộc kiểm tra này có thể tác động rất xấu đến “nạn nhân”, những nữ VĐV có ngoại hình như nam giới.

Trước mỗi VCK bóng đá nữ, Liên đoàn bóng đá thế giới FIFA đều bắt các đội kí vào một cam kết rằng cầu thủ của họ “có giới tính rõ ràng”. Theo CBC News, quy định này bắt đầu được áp dụng vào năm 2011.

FIFA tuyên bố: “Các Liên đoàn thành viên có nghĩa vụ đảm bảo chính xác giới tính các cầu thủ và điều tra xác minh các trường hợp nghi ngờ giới tính”.

Các trường hợp VĐV bị nghi ngờ giới tính cũng không hiếm gặp.

1, VĐV điền kinh Caster Semenya của Nam Phi, người giành HCV cự ly 800m ở giải VĐ thế giới 2009 đã phải trải qua rất nhiều bài kiểm tra giới tính được mô tả là “nhục nhã”. Liên đoàn các hiệp hội điền kinh (IAAF) tuyên bố Semenya đã đồng ý tham gia các bài kiểm tra giới tính.


Vào ngày 6/7/2010, IAAF đưa thông tin Semenya là nữ. Nhưng kết quả kiểm tra giới tính chưa bao giờ được chính thức công khai.

Năm 2011, Semenya giành HCB Giải VĐ thế giới ở cự ly 800m. Năm 2012, cô giành thêm HCB ở Olympic London, cũng ở cự ly 800m.

VĐV

2, VĐV điền kinh 19 tuổi của Ấn Độ Dutee Chand cũng bị loại chỉ vài ngày trước Đại hội thể thao khối Thịnh vượng chung tổ chức tại Glasgow vào tháng 7/2014, vì bị nghi ngờ là nam giới. Sau các xét nghiệm nồng độ testosterone trong máu, IAAF cho rằng cô là nam. Cô này không được thi đấu kể từ đó và hiện vẫn đang kháng án lên Tòa án trọng tài thể thao ở Thụy Sỹ.


“Quá độc ác. Chúa tạo ra tôi. Tôi không muốn thay đổi cơ thể mình và cũng không muốn từ bỏ thể thao”, Chand nói với AFP vào năm 2014.

3, VĐV đã giành HCB tại Asian Games 2006 ở Doha, Qatar, Santhi Soundarajan người Ấn Độ cũng không qua được bài kiểm tra giới tính. Cô bị tước huy chương và cấm thi đấu.

Kết quả kiểm tra do một bác sĩ phụ khoa, một chuyên gia di truyền và nhà tâm lý học không được công khai. Quá nhục nhã sau lệnh cấm, Soundarajan rơi vào trầm cảm nghiêm trọng.


Tháng 9/2007, báo chí Ấn Độ viết rằng cô đã may mắn sống sót sau khi cố gắng tự tử.

4, VĐV điền kinh quốc tịch Ba Lan, Stella Walsh, đã lập hơn 100 kỉ lục quốc gia và thế giới trong sự nghiệp, giành HCV nội dung 100m tại Olympic 1932 với thành tích 11 giây 09.


Sau khi giải nghệ, bà nhập tịch Mỹ và làm việc cho các hiệp hội thể thao Ba Lan ở Mỹ.

Tranh cãi xuất hiện khi Walsh bị giết vào năm 1980 sau một vụ trộm. Kết quả khám nghiệm tử thi cho thấy bà mắc mội hội chứng rối loạn nhiễm sắc thể nam nữ. Kết quả kiểm tra cho thấy bà có cơ quan sinh dục của nam. Và từ sau kết quả này, thành tích trước đó của bà bị nghi ngờ.


Tổng hợp

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm