(TT&VH) - Trong cơn sốt “tố khổ” về nạn xâm hại di tích, thông tin về việc chùa Phổ Giác (Hà Nội) được “phá đi xây lại” mau chóng trở thành tâm điểm chú ý của dư luận.
Thông tin từ Công ty Cổ phần Xây dựng và phục chế công trình văn hóa (đơn vị thiết kế và thi công dự án này), nhiều thay đổi về bố cục mặt bằng, công năng sử dụng, kết cấu kiến trúc... sẽ xuất hiện tại chùa Phổ Giác sau khi trùng tu (dự kiến hoàn thành vào giữa năm 2011).
Sẽ có một “Phổ Giác mới”
Theo đó, một lượng lớn gỗ lim, gạch Bát Tràng giả cổ, ngói mũi hài, đá xanh Thanh Hóa... được sử dụng trong ngôi chùa mới. Ngoài hệ thống điện nước, cây xanh, đèn chiếu... được bố trí lại, các hạng mục trong chùa cũng sẽ có sự thay đổi, chẳng hạn, nhà Tổ được thiết kế 5 gian, nhà Mẫu được tách riêng không gian với các khu phụ, một số chạm bít đốc, đầu đao, chấn song, hổ phù... trong tòa Tam bảo được chỉnh sửa theo hoa văn mới.
Chùa Phổ Giác trước khi trùng tu
Theo các tài liệu, chùa Phổ Giác trước đây nằm ở phía Đông Hồ Gươm, được khởi công xây dựng vào những năm 1770. Năm 1876, để lấy đất xây dựng Ngân hàng Đông Dương, người Pháp cho tháo dỡ ngôi chùa và dựng lại ở vị trí hiện nay thuộc phố Ngô Sĩ Liên (Hà Nội). Nhận danh hiệu di tích lịch sử - văn hóa quốc gia năm 1991, các di vật quan trọng nhất tại chùa là hệ thống gần 20 tượng Phật cổ chạm khắc độc đáo, bia cổ Dương Võ khắc năm 1770 và cổng tam quan bằng đá cổ.
Được biết, dự án trùng tu di tích này có vốn đầu tư 16 tỷ đồng từ phường Văn Miếu, UBND quận Đống Đa và nhà chùa. Triển khai từ giữa tháng 11/2010, tới nay tòa Tam bảo và nhà Mẫu tại chùa đã được phá bỏ hoàn toàn. Ngoại trừ cổng tam quan, 2 kiến trúc còn lại là nhà khách và nhà Tổ cũng đang chuẩn bị được dỡ, khoảng diện tích 2.000m2 của chùa được tạm dùng làm nơi tập kết vật liệu và bảo quản tượng Phật.
Câu hỏi đặt ra: tại sao một di tích lịch sử - văn hóa quốc gia như chùa Phổ Giác lại được phá dỡ và xây mới, chứ không phải được trùng tu theo kiến trúc hiện tồn?
“Tam sao” thành “thất bản”
Theo lý giải từ phía thiết kế, sau lần “chuyển địa điểm”, chùa Phổ Giác lại tiếp tục được chỉnh sửa khá nhiều lần bởi nhà chùa và địa phương, trong đó gần nhất là năm 1951. Qua quãng thời gian gần 150 năm ấy, các hạng mục của chùa gần như không còn chút gì nguyên gốc và được “vá” bởi rất nhiều vật liệu xây dựng hiện đại. Khảo sát năm 2008 cho biết: toàn bộ các tòa Tam bảo, nhà Mẫu và nhà Tổ đều lợp bằng ngói Tây và lát... gạch men, hầu hết các cột, kèo trong chùa đều bố trí sai nguyên tắc của kiến trúc đình chùa truyền thống và trong tình trạng mục ruỗng nghiêm trọng. Ngoài việc chịu cảnh ngập lụt trong mùa mưa vì nền Tam bảo thấp hơn mặt đường, nhà Mẫu do xuống cấp cũng sập vào tháng 4/2009...
Mặt bằng chùa Phổ Giác hiện đã được dỡ gần hết
“Chỉ riêng các vì kèo của chùa cũng có cả đống xi măng và sắt thép. Tôi và GS Phan Huy Lê đều nhận định: kiến trúc hiện tại của chùa là kiến trúc rất muộn và có nhiều điểm bất hợp lý trong quy hoạch. Bởi thế, Cục Di sản đồng tình với đề xuất của UBND TP Hà Nội về việc trùng tu chùa Phổ Giác”- ông Nguyễn Thế Hùng, Cục trưởng Cục Di sản văn hóa cho biết.
Khi được hỏi về lý do công nhận chùa Phổ Giác là Di tích lịch sử - văn hóa quốc gia năm 1991, ông Hùng giải thích: Những năm trước đây, để phục vụ nhu cầu bảo tồn và tránh xâm hại,việc xét tặng di tích khá “mở”. Chẳng hạn, ở nhiều địa phương, nếu di tích từ thời Lê, Nguyễn đã xuống cấp nặng nhưng vẫn giữ được một số di vật cổ rất giá trị như tượng Phật, chuông, bia... thì cũng có thể được công nhận là di tích lịch sử văn hóa. Bởi, chúng ta cần kể tới cả yếu tố lịch sử nữa...
Bề nổi của một câu hỏi rất khó trả lời
Phải chăng, trường hợp chùa Phổ Giác chỉ là bề nổi của một câu hỏi rất khó trả lời: nên bảo tồn và phục dựng theo cách nào cho hợp lý đối với những di tích lịch sử - văn hóa đã mất đi nhiều giá trị theo dòng thời gian? Thực tế, giống như trường hợp của nhiều kiến trúc chùa cổ, chùa Phổ Giác không có bản thiết kế, bản vẽ kỹ thuật và tư liệu đủ để xác định kiến trúc “chuẩn” ban đầu. Hồ sơ của đơn vị thiết kế cũng chỉ ghi chung chung rằng công trình sau khi hoàn thành sẽ có kiến trúc theo “phong cách kiến trúc truyền thống” của các ngôi chùa Việt Nam, cụ thể nếu xét theo niên đại được dựng của chùa Phổ Giác thì sẽ là mẫu kiến trúc cuối Lê đầu Nguyễn...
Chuyên gia Đoàn Minh Xương nhìn nhận rằng công nghệ VAR được áp dụng tại V-League là bước tiến về công tác tổ chức, bước ngoặt về kỹ thuật song nếu tự thân trọng tài không “nâng cấp” bản thân thì VAR cũng khó phát huy giá trị.
Công ty Đấu giá hợp danh Việt Nam trân trọng thông báo tới Quý khách hàng về cuộc đấu giá biển số xe mô tô, xe gắn máy được tổ chức trực tuyến trên nền tảng phần mềm chuyên biệt, bảo đảm công khai đúng quy định pháp luật.
Thanh tra Chính phủ vừa ban hành kết luận thanh tra dự án đầu tư xây dựng mới cơ sở 2 Bệnh viện Bạch Mai và dự án đầu tư xây dựng mới cơ sở 2 Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.
Bia Ma Nhai là một chứng tích lịch sử duy nhất còn lại trên mảnh đất Con Cuông, Nghệ An được khắc vào núi đá, có niên đại cách ngày nay gần 700 năm (1335). Năm 2011, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã công nhận bia Ma Nhai là Di tích lịch sử cấp quốc gia.
Ngày 3/4, thị trường chứng khoán Mỹ và đồng USD đã lao dốc khi các nhà giao dịch phản ứng với thông báo thuế quan mà Tổng thống Donald Trump đưa ra 1 ngày trước đó, trong đó chỉ số S&P 500 và Nasdaq Composite đều ghi nhận mức giảm mạnh nhất trong 1 ngày kể từ năm 2020.
Ziv Nitzan - bé gái 3 tuổi - đã vô tình tạo nên một khám phá chấn động tại địa điểm được cho là nơi David chiến đấu với Goliath cách đây hơn 3.000 năm.
Trong dòng chảy lịch sử dân tộc Việt Nam, hiếm có một tín ngưỡng nào có sức sống bền bỉ, mạnh mẽ và lan tỏa sâu rộng như tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương.
Sáng 4/4, tại Nhà ga Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình tổ chức gặp mặt, tặng quà động viên cán bộ, chiến sỹ và lực lượng dân quân tự vệ hành quân vào Thành phố Hồ Chí Minh chuẩn bị tham gia diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Tòa án Hiến pháp Hàn Quốc ngày 4/4 đã công bố phán quyết cuối cùng đối với việc luận tội Tổng thống Yoon Suk Yeol vì trách nhiệm liên quan đến ban bố thiết quân luật hôm 3/12. Phiên tòa được truyền hình trực tiếp bắt đầu từ 11h (giờ địa phương).
Ca phẫu thuật của tiền vệ Bùi Vĩ Hào chiều qua tại bệnh viện quốc tế Nam Sài Gòn đã thành công tốt đẹp. Tiền đạo của đội tuyển Việt Nam, U22 Việt Nam và CLB B.Bình Dương được kỳ vọng có thể kịp bình phục để tham dự SEA Games 33 tại Thái Lan vào tháng 12 tới.
Việt Nam sẽ để quốc tang tưởng nhớ nguyên Chủ tịch nước Lào Khamtay Siphandone trong ngày 4/4 và 5/4. Các trận đấu ở Cúp Hùng Vương 2025 có lịch thi đấu trong 2 ngày này sẽ bị hoãn.
NPH GOSU ghi dấu ấn đặc biệt, khẳng định hành trình phát triển mạnh mẽ cùng cộng đồng Cửu Âm Chân Kinh tại Việt Nam với sự kiện Big Offline Tam Long Hội Châu, Nhân Sĩ Quy Tụ - Cửu Âm Tương Phùng.