(TT&VH) -“Tôi nghĩ tính thời điểm cũng quan trọng… Nếu tôi tốt nghiệp muộn hơn thì chắc tôi cũng chỉ đi buôn thôi, không nên cơm nên cháo gì” - NSND Đặng Thái Sơn tâm sự
Được gặp thầy là điều quan trọng
* Việc được thầy Issac Katz phát hiện với việc đoạt giải Chopin 1980 thì điều nào đối với ông quan trọng hơn?
- Tôi nghĩ rằng lúc đó mà không có thầy Katz thì tôi chẳng làm được điều gì hết. Mình mà có đi thi thì cũng chỉ cầm “cái rọ không” về mà chẳng đoạt được giải thưởng nào. Ông ấy đã làm cho tôi tin tưởng vào khả năng của mình, rằng tôi sẽ trở thành một nghệ sĩ biểu diễn tầm cỡ quốc tế. Dù lúc đó tôi chưa hoàn thiện nhưng cũng đã bộc lộ được tiềm năng.
Trước đây, mẹ tôi từng là một giáo viên piano nghiêm khắc. Ít có học sinh nào mà không phải trải qua sự nghiêm khắc của bà. Và trong giáo dục con cái thì bà đã dạy tôi không được kiêu ngạo và phải khiêm tốn. Tuy nhiên, có lúc tôi lại trở nên tự ti - điều này thì không tốt tí nào. Cho đến khi gặp ông Katz thì tôi mới biết mình là ai. Tôi nghĩ cho dù không có Concours Chopin nhưng được sự hướng dẫn của thầy Katz thì tôi vẫn có thể biểu diễn được ở tầm quốc tế và đoạt một giải khác. Do đó được gặp thầy với tôi là điều quan trọng hơn.
Tôi coi việc đoạt giải thưởng Chopin là một bước đệm cho sự nghiệp của mình sau này. Giải thưởng này đã đem lại một niềm tin lớn cho tôi. Không ai tin được là mình đã diễn đạt được cái nền văn hóa châu Á chuẩn như thế nào. Cũng nhờ có giải thưởng ấy mà sau này Nhà nước đầu tư rất nhiều cho các em ra nước ngoài du học ngay từ Trung cấp. Tôi rất chú ý đến chuyện này.
Tôi nghĩ tính thời điểm cũng quan trọng. Nếu tôi sinh sớm hơn thời điểm đó vài năm thì chắc cũng khó vì lúc này đất nước còn chiến tranh, kể cả có sự giúp đỡ của ông Katz thì tôi cũng chẳng có cơ hội đi đâu cả. Khi tôi tốt nghiệp năm 1975 thì đất nước cũng gần kết thúc chiến tranh và tôi đi là vừa đẹp. Còn muộn hơn thời điểm này thì chắc tôi cũng chỉ đi buôn thôi, không nên cơm nên cháo gì.
Tập đàn trong những điều kiện khắc nghiệt nhất
* Tết 1978, thời tiết tại Moskva xuống tới - 44 độ C, ông đã từng luyện tập trong những điều kiện hết sức khắc nghiệt như vậy?
- Mọi người cứ nghĩ nhiệt độ như vậy thì cũng sẽ lạnh như ở Việt Nam nhưng thực ra ở bên đó, chỉ có ra ngoài trời mới lạnh còn vào nhà lại rất ấm, nên tôi có thể tập đàn một cách thoải mái. Tôi có cảm giác ở Việt Nam, mùa lạnh còn lạnh hơn cả ở Nga vì nhiệt độ trong nhà và bên ngoài gần như nhau.
Nhưng cách đây hơn chục năm, có lần tôi cũng phải luyện tập với điều kiện thời tiết rất khó khăn. Đó là vào năm 1998 khi ở Canada xảy ra vụ bão tuyết lớn nhất trong lịch sử. Lúc ấy, tuyết rơi chậm và còn đóng băng thành những viên đá lớn khi rơi xuống. Những viên đá tuyết làm cây cối gãy đổ xuống đường, còn các mái nhà thì bị thủng. Toàn thành phố chìm trong bóng tối với một tuần không có điện. Mọi người phải di cư đi chỗ khác, hoặc chui vào các siêu thị để lánh nạn, nhưng tôi thì vẫn ở nhà. Vì lúc đó đã có lịch diễn và không thể hủy bỏ nên tôi quyết định ở lại để việc luyện tập của mình không bị gián đoạn. Một tuần không điện, không lò sưởi và rất lạnh nên tôi đã phải đeo găng tay để tập được đàn.
Song nghĩ lại, tôi thấy có lẽ những năm tháng đi sơ tán mới chính là khoảng thời gian phải học tập trong điều kiện khó khăn nhất. Vì lúc ấy, hầu như mọi sinh hoạt đều ở dưới hầm. Môi trường ẩm thấp nên đàn hay bị xịt nốt. Rồi lại còn phải giữ gìn đàn cho chuột khỏi chạy vào khe của các pedal, cắn hỏng búa đàn và lớp dạ lót bên trong. Ở nơi sơ tán, dân Hà Nội được người địa phương giúp đỡ tận tình về điều kiện ăn ở nhưng có những lúc họ không thích tiếng đàn vì sợ “tiếng đàn át tiếng bom”, ồn ào không nghe được thông báo có máy bay của địch đến để chạy xuống hầm trú ẩn. Vậy là có kẻ xui trẻ con trèo lên đàn và “bậy” lên đó. Thành ra, có những hôm khi chúng tôi vừa mở nắp đàn lên thì mùi xú uế bốc lên thật khủng khiếp. Một tay tập đàn, còn tay kia bịt mũi (cười).
Mỗi tiếng đàn tựa như một từ
* Theo ông, vì sao nhạc cổ điển lại khó hiểu với đám đông? Vì sao người Đức xếp âm nhạc có tầm tư tưởng chỉ đứng sau triết học?
- Người Đức xếp âm nhạc đứng sau triết học có lẽ cũng vì tính trừu tượng trong âm nhạc. Khi nghe nhạc, không thể đòi hỏi người nghe phải hiểu cụ thể là âm nhạc đang nói gì vì mỗi người có sự tự do trong cảm nhận riêng của mình. Điều đó thể hiện tính dân chủ cao trong âm nhạc. Và cũng vì âm nhạc không có ngôn ngữ cụ thể nên phần nào thể hiện được tính triết học ở đây.
Bình thường người ta luôn đòi hỏi người chơi đàn phải đem đến một tiếng đàn có chất hát. Tôi thì chia ra làm hai loại. Chất hát mới chỉ ở mức một, còn mức hai là tiếng đàn phải biết nói lên được. Hát là thuộc về cái đẹp. Đó là sự ngân nga, lên xuống trầm bổng. Nhưng khi “nói”, thì mỗi tiếng đàn tựa như một từ. Mà từ ở đây là triết và mình có thể triết theo cách mình muốn.
Tuy nhiên, xếp âm nhạc đứng sau triết học là với người Đức, còn không thể áp đặt điều này vào âm nhạc của Chopin được. Vì người Đức thì theo lý trí mà âm nhạc của Chopin là tình cảm.
HLV Tuấn Kiệt sẽ công bố danh sách tập trung của tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam vào ngày 15/4 này và cô ấy là cái tên được đánh giá là chắc chắn sẽ góp mặt
Vòng chung kết U17 châu Á 2025 sẽ khai mạc vào ngày 3/4 tại Saudi Arabia, quy tụ 16 đội bóng trẻ xuất sắc nhất châu lục tranh tài để giành danh hiệu danh giá và vé dự FIFA U17 World Cup 2025.
Chứng kiến Antony và Marcus Rashford tỏa sáng sau khi rời MU trong kỳ chuyển nhượng mùa Đông, đã có những ý kiến trái chiều về kịch bản của bộ đôi này mùa tới. Nhiều khả năng tương lai của họ sẽ không nằm ở sân Old Trafford.
Với mục tiêu giành suất dự U17 World Cup 2025, U17 Thái Lan đã triệu tập tiền đạo trẻ Silva Mexes từ đội trẻ MU để tham dự VCK U17 châu Á 2025 tại Saudi Arabia.
Sau 10 năm, tác giả bộ truyện tranh nổi tiếng Nhật Bản "Cùng chơi với bé" - Yuichi Kimura đã quay trở lại Việt Nam và có dịp giao lưu với đông đảo thiếu nhi, phụ huynh, và người yêu sách.
Ngày 1/4, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh cùng lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh Phú Yên thăm và tặng quà Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân Hồ Đắc Thạnh nhân dịp 50 năm Giải phóng tỉnh Phú Yên (1/4/1975-1/4/2025).
Tháng 3 đã trôi qua khá ồn ào, một tháng mà đời sống âm nhạc thực sự tưng bừng vì sự xuất hiện của "Bắc Bling" với những giai điệu rộn ràng ngợi ca quê hương cùng niềm vui cán đích 100 triệu view.
Hôm nay (1/4), nữ diễn viên Song Hye Kyo lại khiến người hâm mộ trầm trồ trước vẻ đẹp vượt thời gian và sức hút khó cưỡng của mình qua loạt ảnh đầy mê hoặc được đăng tải trên mạng xã hội.
Lực lượng cứu hộ tại thủ đô Nay Pyi Taw của Myanmar đã giải cứu thành công một phụ nữ 63 tuổi vào sáng 1/4, sau 91 giờ bị chôn vùi dưới đống đổ nát. Tuy nhiên, hy vọng tìm thêm người sống sót rất mong manh khi số người thiệt mạng tiếp tục gia tăng nhanh chóng.