Triệu phú Mỹ nghỉ hưu ở tuổi 34: Muốn tự do tài chính mà chỉ biết tiết kiệm thì vừa khổ vừa dễ thất bại, tôi đã đúc kết 4 lời khuyên cho bạn

12/01/2023 20:26 GMT+7 | Văn hóa Giải trí 247

Triệu phú này cũng từng tiết kiệm để làm giàu, nhưng anh nhận ra đây không phải là giải pháp lâu dài và hiệu quả, thậm chí còn khiến bản thân mình khổ sở.

Bài viết của Sam Dogen, triệu phú tự thân từng làm việc 13 năm trong lĩnh vực ngân hàng trước khi nghỉ hưu ở tuổi 34. Anh từng được giới thiệu trên Forbes, The Wall Street Journal, The Chicago Tribune và The L.A.Times.

Những cách cắt giảm chi phí phổ biến như gọi nước lọc thay vì cocktail, chuyển đến một khu vực rẻ hơn, tích trữ voucher giảm giá đã trở thành nỗi ám ảnh của nhiều người, đặc biệt là gen Y (những người sinh từ 1981 đến 1996), khi muốn làm giàu và nghỉ hưu sớm.

tips-and-tricks-for-saving-money-in-your-twenties.webp

(Ảnh minh họa)

Ăn mì ramen chưa đến 1 USD, bỏ thói quen ăn bánh mì nướng bơ 8 USD không phải việc làm vô nghĩa để tiết kiệm nhưng chỉ trong trường hợp bạn là sinh viên đại học túng quẫn. Tuy nhiên, khi bạn đã tốt nghiệp và bước sang tuổi 30, thật khó để nghỉ hưu sớm nếu chỉ biết tiết kiệm. Bởi số tiền từ việc cắt giảm chi phí này không thể thay đổi cuộc sống của bạn.

Theo dữ liệu từ Cục Phân tích Kinh tế Hoa Kỳ, tiền tiết kiệm ít có tác dụng làm tăng sự giàu có. Triệu phú tự thân Ramit Sethi cũng từng nhận định ý tưởng làm giàu bằng cách ép bản thân mua ít hơn là một lời khuyên “kinh khủng”.

Cuộc sống khó khăn hơn khi bạn chỉ tập trung vào tiết kiệm

Chắc hẳn bạn đã từng nghe nhiều chuyên gia tài chính thuyết giảng rằng việc từ bỏ thói quen uống cà phê mỗi sáng có thể làm bạn giàu, thậm chí biến bạn thành triệu phú nhờ lãi kép. Trên thực tế, bạn sẽ phải bỏ rất nhiều cốc cà phê và lợi nhuận hàng năm rất cao để biến khoản cắt giảm này trở thành 1 triệu USD.

Tôi không nói rằng bạn hãy lãng phí tiền của mình. Trong giai đoạn đầu trên hành trình tự do tài chính, tôi phải sống với ngân sách cực kỳ thấp, ở nhà ghép nhưng tôi biết rằng tiết kiệm không phải chiến lược có thể kéo dài quá lâu. Đây là một số nhược điểm khi bạn phải cố gắng tiết kiệm, thậm chí tằn tiện:

Sự chán nản và cô đơn: Tôi biết nhiều người muốn tiết kiệm nên chuyển đến những khu vực xa trung tâm và ít sôi động hơn. Điều này đồng nghĩa với việc khu vực xung quanh bạn sẽ ít có dịch vụ mua sắm, giải trí, ít gặp gỡ bạn bè hơn vì khoảng cách xa và bạn cũng muốn tiêu ít tiền cho những cuộc gặp hơn. Kết quả là đời sống xã hội sẽ dần thu hẹp lại, bạn sẽ mất thêm thời gian để di chuyển, nhiều mối quan hệ cũng có thể phai nhạt dần.

f3fa58d80c25a36140888b2f4f4d88ed.jfif

(Ảnh minh họa)

Chất lượng cuộc sống giảm: Việc phải xoay sở với ngân sách thấp khiến cuộc sống của bạn ngột ngạt. Ví dụ bạn phải ở trong một căn nhà quá chật chội, không có đủ chỗ cho không gian cá nhân, bạn và người sống chung sẽ dễ có xích mích hơn rất nhiều.

Đó là chưa kể đến việc bạn có kế hoạch cắt đi những nhu cầu giải trí, ăn uống mà mình yêu thích. Khi đó sức khỏe tinh thần bạn sẽ tệ đi và khó có thể tập trung làm việc với hiệu suất tốt nhất.

Bạn kiếm được ít tiền hơn: Một trong những lợi ích lớn nhất khi sống tại thành phố lớn, hay khu vực trung tâm là tiếp cận vô số cơ hội việc làm. Nếu bạn rời đến một khu vực rẻ hơn, bạn sẽ ít sự lựa chọn công việc hơn, việc di chuyển thậm chí tốn kém tiền bạc và thời gian hơn. Khi xác định tiết kiệm, nhiều người chỉ quan tâm đến việc giữ được càng nhiều tiền càng tốt, thay vì tìm kiếm cơ hội để “tiền đẻ ra tiền”.

Chiến lược nghỉ hưu sớm thông minh hơn

Đầu tiên và quan trọng nhất, hãy mở mang tầm mắt của mình để nhận thấy có rất nhiều cơ hội kiếm tiền bên ngoài, thay vì dồn hết năng lượng của bạn vào việc “không tiêu tiền”.

1. Ưu tiên sự nghiệp của bạn

Công việc toàn thời gian của mỗi người chính là tấm vé quan trọng nhất đưa bạn bước vào cánh cửa nghỉ hưu sớm. Vì vậy hãy tìm một công việc bạn thích làm và dành nhiều thời gian cho nó nhất có thể.

Tiếp theo, phát triển các kỹ năng của bản thân, gây ấn tượng với sếp và xây dựng networking mạnh mẽ. Tôi hứa rằng nếu bạn là người đầu tiên đến văn phòng và là người cuối cùng rời khỏi văn phòng, thì bạn sẽ vượt lên. Khi còn trẻ, năng lượng của bạn là vô hạn, hãy tận dụng điều đó. Khi đã trở thành người giỏi nhất trong lĩnh vực của mình, không khó để bạn được tăng lương, thăng chức và có thêm những cơ hội kiếm nhiều tiền hơn.

phd-1536x1024.jpg

(Ảnh minh họa)

2. Đầu tư tiền tiết kiệm của bạn

Khi bạn đã tiết kiệm được một số tiền thì đó là lúc gây dựng các danh mục đầu tư của mình. Theo tôi, có 2 loại tài sản phổ biến nhất thực sự giúp chúng ta xây dựng sự giàu có, đó là bất động sản và các khoản đầu tư cổ phiếu thận trọng. Điều này giúp bạn có thu nhập thụ động dễ dàng.

An toàn hơn, bạn có thể đầu tư vào giáo dục của bản thân. Bởi bộ não là tài sản quý giá nhất, nền giáo dục vững chắc và nền tảng kiến thức sâu rộng có thể đưa bạn đến những vị trí mà bạn không thể ngờ tới. Vậy nên đừng bao giờ ngừng học tập dưới bất kỳ hình thức nào: qua Internet, tham gia các khóa học, đọc sách,...

3. Luôn theo dõi dòng tiền

Điều quan trọng là bạn phải biết tiền của mình đã đi đâu mỗi tháng. Hãy cố gắng duy trì một ngân sách cố định và luôn nhớ kiểm tra tài khoản ngân hàng mỗi tháng. Ngoài ra bạn có thể sử dụng các công cụ quản lý tài sản miễn phí để theo dõi giá trị tài sản ròng, phân tích dòng tiền và quản lý các danh mục đầu tư của mình.

4. Có 1 công việc phụ

Bên cạnh công việc toàn thời gian, bạn hoàn toàn có thể thử kinh doanh. Nếu thành công, việc tay trái có thể biến thành công việc kinh doanh lớn tạo ra thu nhập cao hơn công việc chính của bạn. 

107090763-1658237892759-sam-dogen-author-pic_1.jfif

Sam Dogen. Ảnh: CNBC

Năm 2009, tôi đã bắt đầu viết blog tài chính Financial Samurai mà không nghĩ một ngày trang web phát triển lớn và nhanh như vậy. Nó đã cho tôi sự tự tin để rời bỏ công việc toàn thời gian tại ngân hàng mãi mãi. Khi đã nghỉ hưu, blog này vẫn tiếp tục là nguồn thu đáng kể trong cuộc sống của tôi, bên cạnh những khoản thu nhập thụ động.

Tất cả những điều này sẽ giúp bạn tiến tới mục tiêu nghỉ hưu sớm với tốc độ nhanh hơn nhiều so với việc tiết kiệm và cắt giảm ngân sách.

Cần bao nhiêu tiền để các chủ tịch, triệu phú Việt cảm thấy đủ sống?

Phương Linh

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm