Ở
khắp mọi nơi trên đất nước Trung Quốc đều có sự hiện diện của các quán
trà sữa trân châu hấp dẫn. Nhưng mới gần đây, theo điều tra thị trường
của phóng viên Trung Quốc, thành phần làm ra ly sữa và hạt trân châu
không những không bổ béo gì mà còn độc hại.
Nắng
hè gay gắt đã trở thành điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh
doanh của các quán trà sữa trân châu. Từ phố lớn phố nhỏ, đường to
đường bé, ngõ hẻm ngóc ngách, người người uống trà sữa trân châu.
Mùa hè oi ả khiến các quán trà sữa trân châu luôn tấp nập khách vào ra. (Ảnh: Xaluan)
Giá thành mỗi cốc trà = nửa tệ (khoảng 1000VND)
Trên
các khu phố lớn, 1 cốc trà sữa trân châu có giá từ 4 tệ đến 8 tệ, nhưng
ở một số tiệm trà sữa ở quanh trường học và siêu thị, giá của những cốc
trà sữa trân châu được làm từ những nguyên liệu không rõ xuất xứ chưa
đến 3 tệ.
3
“pháp bảo” để làm trà sữa trân châu là: bột sữa, trân châu và đường hóa
học. Như vậy có thể thấy giá thành phẩm, giá nguyên liệu của loại đồ
uống hấp dẫn này vô cùng rẻ.
Theo
ghi nhận của phóng viên Trung Quốc, trong mấy cơ sở chuyên bán buôn
nguyên liệu làm trà sữa, có rất nhiều những gói bột sữa các loại, lớn
nhất là 50kg, được xếp đống ở dưới đất. Giá cả của chúng dao động từ 20
tệ đến 400 tệ. Mỗi gói bột sữa như thế có thể pha ít nhất 400 ly trà
sữa. Chủ tiệm còn cho biết bột sữa và bột trà được đóng vào cả những
gói có khối lượng tịnh nhỏ để thuận tiện cho việc pha chế của những
quán trà sữa trân châu nhỏ.
Một
chủ cửa hàng khác cho biết: “Thường thường những gói bột sữa 200 tệ bán
rất chạy”. Còn “trân châu” thì sao? Người ta đóng mỗi gói trân châu
khoảng 2kg, bán 10 tệ một gói, mỗi gói như thế đủ dùng cho hơn 100 cốc.
“ Tính thêm cả tiền cốc nhựa, tiền thuê nhân công và tiền thuê cửa
hàng, giá thành phẩm của mỗi cốc trà sữa khoảng nửa tệ” – ông chủ tiệm
đó nói.
Chú
ý quan sát bao ngoài của các túi nguyên liệu, phóng viên phát hiện,
ngoài bao bột trà có ghi nơi sản xuất ở Thượng Hải ra, những bao bột
sữa kia chỉ có dòng chữ ghi đại lý bán hàng, không thấy ghi gì thêm nữa.
Không dùng sữa tươi mà dùng bột sữa
Anh
Cố Vĩ (tên nhân vật đã được thay đổi), 42 tuổi, từng làm chủ một hệ
thống nhiều cửa hàng kinh doanh mặt hàng trà sữa trân châu, tiết lộ với
phòng viên, trà sữa trân châu mang đến cho khách hàng những hương vị
ngọt ngào quyến rũ, đồng thời nó cũng mang đến cho họ những căn bệnh
rất nguy hiểm.
“Trong
trà sữa trân châu thì ‘trà sữa‘ được coi là ‘linh hồn” Cố Vĩ nói, dùng
bột sữa mà không dùng sữa tươi để pha trà, đây được coi là bí quyết
hành nghề của những tiệm kinh doanh thức uống giải khát này. “10 ly sữa
tươi cũng không cho được vị thơm đậm đà như 1 thìa bột sữa, đây cũng
chính là nguyên nhân tại sao đa số tiệm trà sữa lại sử dụng bột sữa
thay cho sữa tươi”.
Trên
thực tế, một số nguyên liệu để làm trà sữa trân châu chỉ là những bột
vụn mà thôi, thành phần cụ thể là: bột sữa, chất dẻo cao phân tử (nói
trắng ra là nilon), sunphát natri ngậm nước (Na2SO4.10H2O) và một vài
độc tố hóa học sử dụng trong công nghiệp như Clo.
Trong
bảng thành phần của bột sữa đều ghi hàm lượng chất béo không cao quá
32%. Nhưng trên thực tế, thành phần chủ yếu của bột sữa lại chính là
dầu thực vật qua quá trình Hydro hóa, đây chính là 1 loại axit béo.
Chuyên gia cho biết: “Hàm lượng chất béo trong 500ml trà sữa đã vượt
quá quy định nạp chất béo cho cơ thể của người bình thường trong 1
ngày, cứ tiếp tục như vậy, rất dễ mắc bệnh tim mạch, nổi u bướu, hen
suyễn, thở khò khè…Trẻ nhỏ thì giảm sút trí lực”.
Ít ai có thể ngờ những hạt trân châu dai dai, dẻo dẻo này lại là hạt... nhựa. (Ảnh: Sketch-book)
Ăn “trân châu” tức là ăn “polymer”? Trân
châu làm tăng sức hấp dẫn cho ly trà sữa. Cố Vĩ nói: “Trà sữa trân châu
có được sự mến mộ của khách hàng như ngày nay chính là nhờ có những
viên “ngọc” đen đen, tròn tròn đó, rất nhiều những vị khách đến với trà
sữa là do trót “phải lòng” những hạt trân châu dai dai, dẻo đẻo ấy”.
Người trong nghề gọi nó là bột trân châu, thành phần chính của bột trân
châu là bột sắn. Nhưng
nếu chỉ là bột sắn đơn thuần, thì hạt trân châu không thể có độ dai như
thế, cho nên người ta khắc phục điều này bằng biện pháp đơn giản là
trộn thêm lòng trắng trứng và bột mì. Dù như vậy, nhiều tiệm trà sữa
vẫn thấy rằng trân châu của họ chưa đủ độ dai cần thiết, thế là họ chọn
cách làm rất nhanh gọn: cho thêm vật liệu polymer. Cái gọi là “vật liệu
polymer” nói trắng ra là nhựa. Đây cũng chính là bí quyết tuyệt mật của
các tiệm “trà sữa polymer”. Cố Vĩ nhấn mạnh thêm: “Cơ thể con người
không thể hấp thụ hợp chất đó, hậu quả của việc ăn nhựa thế nào, ai
trong chúng ta cũng có thể tưởng tượng ra được”. Nguồn
tin đáng tin cậy cho biết, hiện nay chính phủ Trung Quốc đã kiểm soát
nghiêm ngặt vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Những sản phẩm gây hại
cho sức khỏe người dân sẽ bị xử lý nghiêm khắc. Đây cũng là tiếng
chuông cảnh báo cho tất cả người tiêu dùng, nên thận trọng khi sử dụng
đồ ăn thức uống. Nếu không, sức khỏe của chúng ta sẽ tỉ lệ nghịch với
độ dai dẻo của “trà sữa polymer”.
Theo Vietnamnet