Mỹ sắp dẫn đầu thế giới về điện mặt trời?

27/08/2008 10:35 GMT+7 | Trong nước

(TT&VH) - California dự định xây hai nhà máy điện mặt trời thuộc loại lớn nhất thế giới, đủ cấp năng lượng cho 240.000 hộ gia đình (tức là tương đương cho một thành phố khoảng 1 triệu dân). Nếu chúng đi vào hoạt động từ năm 2013 thì Mỹ sẽ lên ngôi bá chủ một lĩnh vực bị châu Âu dẫn hàng chục năm nay.

Tham vọng lớn
 
 Một nhà máy điện
mặt trời ở Tây Ban Nha
Các kỹ thuật lớn đề tiềm ẩn rủi ro - đó là khẩu hiện của phe bảo vệ năng lượng tái tạo vẫn giương lên để chống lại các nhà máy điện hạt nhân. Nhưng kể từ một tuần nay họ không nhắc đến khẩu hiệu đó nữa khi biết tập đoàn năng lượng PG&E có kế hoạch xây 2 nhà máy điện mặt trời khổng lồ nằm giữa San Francisco và Los Angeles. Chúng có tổng công suất 800 megawatt (gấp đôi công suất thiết kế của nhà máy thủy điện Trị An), cung cấp điện cho 240.000 hộ gia đình bắt đầu từ năm 2013.

Dự án này là một cột mốc quan trọng trong công nghệ điện mặt trời. Để so sánh: nhà máy điện mặt trời lớn nhất thế giới hiện nay ở Murcia (Tây Ban Nha) có công suất vẻn vẹn 23 megawatt.

Thống đốc Arnold Schwarzenegger cũng không kém kỳ vọng vào dự án này: từ ba mươi năm nay bang California luôn dẫn đầu nước Mỹ về thành tích sử dụng năng lượng sạch, và tuy kinh tế phát triển tốt nhưng chỉ số tiêu dùng điện chia cho đầu người không hề thay đổi trong khi các bang khác tăng đến 50%. Bang này trước đây 2 năm đã ban hành một sắc lệnh giảm lượng khí nhà kính xuống mức như 1990. Bị báo chí la ó vì mua nhiều ô tô Hummer khát xăng, người hùng cơ bắp Schwarzenegger đã gương mẫu chuyển sang dùng dầu diesel sinh học.

Chính sách lớn

Quyết định đầu tư cho dự án của PG&E được chắp cánh bởi hai yếu tố, vật chất và tinh thần. Về vật chất: chính phủ Mỹ sẽ mua lại điện thừa do nhà máy sạch này tạo ra với giá cao hơn giá bán, để cuối cùng điện mặt trời chỉ có giá rẻ như từ nguồn phong điện, khiến PG&E vẫn lãi lớn. Về tinh thần: với 2 nhà máy điện trải rộng trên diện tích 30 km2 và đầu ra hoành tránh, lần đầu tiên California sẽ soán ngôi châu Âu, trở thành “quyền lực số 1 thế giới” về năng lượng mặt trời!
 Mô hình một nhà máy điện ở Mỹ
Từng một thời là niềm tự hào của công nghệ máy tính, các đầu óc siêu việt ở Thung lũng Silicon hôm nay không đầu tư chất xám vào các con chip siêu hạng hay dược phẩm mới nữa, mà chăm chú vào năng lượng sạch - được mong đợi như lặp lại cuộc đãi vàng hồi hồng hoang của Hợp Chúng Quốc. Bill Joy, đồng sáng lập công ty máy tính Sun Microsystems hôm nay chỉ tài trợ các dự án môi trường: “Chúng tôi cần một cuộc cách mạng như đã từng diễn ra tại Thung lũng Silicon - chúng tôi có những đầu óc sáng giá nhất, có nhiều tiền nhất, vì vậy vài năm nữa chúng tôi sẽ giải quyết xong vấn đề năng lượng”.

Giáo sư Daniel Kammen từ đại học California ở Berkeley công nhận: “Hôm nay tiền hỗ trợ nghiên cứu rất dồi dào”, cho dùng ông biết chắc rằng đầu tư vào năng lượng mặt trời mang độ rủi ro cao. Nhưng khủng hoảng năng lượng hiện tại là một sức động viên rất mạnh cho các nhà đầu tư.

Triển vọng lớn

Chính sách năng lượng mới của Mỹ dựa trên hai cây cột lớn: đánh thuế CO2 bổ lên đầu các cơ sở sinh ra nhiều thán khí, và mua điện sạch với giá cao, vì nhà nước đặt lòng tin vào tương lai của năng lượng mặt trời. Xét từ 15 năm trở lại đây, đồ thị phát triển của loại năng lượng sạch này đang theo một tiến độ đi lên, hay nói cách khác là giá thành ngày càng rẻ. Theo đà này và cùng với sự phát triển của công nghệ, trong khoảng 2020-2030 điện mặt trời sẽ xuống bằng giá nhiệt điện đốt than. Vấn đề chỉ là, ai sẽ gánh chi phí cho các nhà máy điện kinh doanh lỗ cho đến lúc đó.

Châu Âu, hay đúng hơn là chỉ một mình nước Đức đang làm việc đó. 55% công suất điện mặt trời đang hoạt động trên thế giới nằm ở Đức. Khách hàng dùng điện phải trả trội 1 cent cho mỗi Kilowatt giờ để “bù lỗ bắt buộc” cho điện mặt trời. Tuy vậy tổng tài trợ vẫn đạt mỗi năm 20 tỉ Euro, lớn hơn số tiền tài trọ ở Mỹ nhiều. Khác với Đức, California không dùng pin mặt trời trên các mái nhà dân, mà từ 1984 dùng các gương khổng lồ ở sa mạc Mojave để tụ nhiệt sản xuất hơi nước chạy turbine. Tiền đầu tư của PG&E mang lại cú đột phá - 800 Megawatt nhiều gấp 8 lần công suất được lắp đặt mỗi năm ở toàn nước Mỹ.

Năng lượng mặt trời mới chỉ là lời hứa xa xôi, nhưng giới chuyên môn biết chắc rằng không có giải pháp năng lượng nào qua mặt được dạng năng lượng hiệu suất cao nhất này. Pin mặt trời hôm nay biến 15-40% năng lượng nắng thành điện, trong khi quá trình quang hợp ở cây lấy dầu sinh học chỉ đạt 0,2%.
 
Đức Lê

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm