Tiếp nối các hoạt động văn hóa mang dấu ấn Hà Nội: Lễ hội Âm nhạc Quốc tế Gió mùa, Không gian đi bộ quanh hồ Hoàn Kiếm, sự kiện văn hóa "Thu Vọng Nguyệt" đã được không chỉ công chúng mà cả các học giả ghi nhận là "điểm hẹn văn hóa, giải trí mới" của Hà Nội.
Đèn Trung thu cổ, tò he, mặt nạ giấy bồi, tàu thủy sắt tây, thiên nga bông… cùng rất nhiều món đồ chơi đặc trưng của Trung thu xưa bất ngờ quay trở lại trong sự kiện văn hóa "Thu Vọng Nguyệt".
Sau hai đêm diễn, sự kiện văn hóa Thu Vọng Nguyệt đã trở thành chủ đề nóng trên các trang mạng. Rất nhiều người chia sẻ sự thích thú với chương trình và nô nức rủ nhau đi xem các đêm tiếp theo.
Tối 29/9, chương trình "Thu Vọng Nguyệt" chính thức khai mạc tại Văn Miếu Quốc Tử Giám. Hàng nghìn cháu nhỏ được bố mẹ, ông bà đưa đến sự kiện văn hóa được mong đợi nhất năm để phá cổ, chơi trò chơi dân gian,...
Hưởng ứng lời kêu gọi từ ban tổ chức, hàng chục nghìn cư dân mạng đã cùng nhau đề xuất các chi tiết sẽ xuất hiện trong màn trình diễn nghệ thuật dân tộc tại sự kiện văn hóa Thu vọng nguyệt.
Thu vọng nguyệt là bản hòa tấu Trung thu đa sắc màu, đánh thức mọi giác quan người xem bằng sự giao thoa hòa quyện của các chất liệu xưa - nay, cũ - mới, truyền thống và hiện đại trong một không gian mang tính biểu tượng của Thủ đô - Văn Miếu Quốc Tử Giám.