Thư gửi robot citizen: Niềm vui ngắn chẳng tày gang

04/11/2022 07:50 GMT+7

Sophia mến! Đôi khi tôi nghĩ cái thế giới robot của Sophia thật đơn giản biết bao vì không tồn tại giới tính, màu da, tuổi tác, giàu nghèo… Những điều mà các sinh vật trót mang nặng một linh hồn (và kèm với linh hồn đó là sự suy tư, thành kiến, chấp nhận) phải để mình vướng víu vào vòng của những phân biệt và tranh luận.

Bộ Y tế tổ chức tham vấn về dự thảo Luật Chuyển đổi giới tính

Bộ Y tế tổ chức tham vấn về dự thảo Luật Chuyển đổi giới tính

Ngày 17/11, Bộ Y tế phối hợp với Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam tổ chức hội thảo tham vấn cộng đồng về dự thảo Luật Chuyển đổi giới tính.

Mới đây, cộng đồng lại xôn xao về một dặn dò của hiệu trưởng một trường THPT trên địa bàn TP Thủ Đức (TP.HCM) với giáo viên về hoạt động quản lí lớp. Ừ thì chuyện hiệu trưởng nhắn tin dặn dò công việc giáo viên là bình thường.

Điều đáng nói ở đây là mục số 2: “Không được bố trí nam nữ ngồi chung bàn, đặc biệt các em nam/nữ có vấn đề về giới tính (đồng tính nữ/nam) cần được bố trí ngồi riêng”.

Không cần quá nhạy cảm cũng thấy trong thông điệp phát đi ở đây có gì đó không được “bình thường”.

Dù sau đó, khi có dư luận phản ánh, cô hiệu trưởng cũng đã giải thích đây chỉ là sự hiểu lầm do câu chữ và cô sẽ cắt nghĩa cụ thể hơn cho các bạn học sinh vào ngày sinh hoạt đầu tuần tới, nhưng có lẽ trong lòng các bạn học sinh, nhất là các “em nam/nữ có vấn đề về giới tính (đồng tính nữ/nam)” sẽ còn nhiều muộn phiền.

Chú thích ảnh
Tranh minh họa

Nhưng có lẽ vấn đề đã đi xa hơn, không chỉ là hiện tượng xảy ra trong một trường học. Dưới bài viết, có rất nhiều bình luận cho rằng để các bạn học sinh “có vấn đề về giới tính” ngồi riêng là nhiều bình luận ủng hộ. Sự ủng hộ này dựa trên quan điểm cho rằng đồng tính là một “xu hướng”, “phong trào” do bị “ảnh hưởng”, thậm chí có người còn cho rằng đó là “bệnh lý”.

Sophia biết đó, mấy năm nay cộng đồng LGBT (cộng đồng người đồng tính, song tính và chuyển giới) ngày càng tự tin hơn trên con đường xóa bỏ định kiến giới của xã hội. Cách đây không lâu Bộ Y tế cũng ra Công văn 4132/BYT-PC khẳng định: “đồng tính hoàn toàn không phải là bệnh, vậy nên đồng tính không thể “chữa”, không cần “chữa” và cũng không thể làm cách nào thay đổi được”.

Với những bình luận tôi có nhắc ở trên, có lẽ hành trình xóa bỏ định kiến của cộng đồng LGBT vẫn còn dài và cũng lý giải được vì sao chỉ với tin nhắn 50 từ của cô hiệu trưởng, lại dấy lên những tranh cãi như trên. Có thất vọng, có đồng tình, chứng tỏ vấn đề giới tính ở ta chưa nguội lạnh. Còn với ai đã vui mừng với “sức mạnh của ngàn từ” trong công văn của Bộ Y tế có lẽ sẽ ngậm ngùi đôi chút khi đọc những bình luận nọ. Đúng là niềm vui ngắn chẳng tày gang.

Nhưng Sophia ơi, nói đi thì cũng nói lại. Dù thế nào thì 50 từ ấy cũng là 50 từ trao đổi nội bộ, một cái gạch đầu dòng, trong loạt chỉ thị ngắn gọn và đòi hỏi phải ngắn gọn. Thông điệp đó không hướng tới đối tượng là các bạn học sinh, cũng không hướng tới số đông. Nên việc nó trở thành một mồi lửa châm ngòi cho những tranh cãi mới, có lẽ là điều nằm ngoài dự liệu của người nhắn.

Dưới mắt nhiều người, có lẽ sự việc lần này chỉ qua là những hiểu lầm nho nhỏ, do lỗi ở cách diễn đạt, câu từ… mọi chuyện có thể khép lại êm đẹp bằng một lời giải thích. Nhưng nó cũng đã nhắc nhở những ai theo dõi vụ việc, rằng câu chuyện bình đẳng giới vẫn chưa kết lại được trong một sớm một chiều. Khi mà vẫn còn rất nhiều người vẫn cho rằng đó là “bệnh lý”, là “đua đòi” và nói rằng chỉ việc tách riêng ra hay chữa trị là có thể “hết đồng tính”.

Tạm biệt Sophia và hẹn gặp thư sau!

An Kha

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm