11/02/2025 05:49 GMT+7 | Bóng chuyền
Gần 1 tháng nữa, giải vô địch quốc gia bóng chuyền Việt Nam sẽ chính thức khởi tranh. Kể từ mùa này, giải chỉ có 8 đội ở cả 2 hạng mục nam và nữ, giảm 1 đội so với các mùa trước đây. Động thái này được cho là để nâng cao chất lượng chuyên môn, tạo tính cạnh tranh cao hơn.
Có lẽ không cần nói đến mức độ phổ biến và được yêu thích của bóng chuyền. Nhiều cơ quan truyền thông cho đến nay vẫn dành một không gian nhất định để thông tin về bóng chuyền một cách thường xuyên, mật độ có lẽ chỉ xếp sau bóng đá và các môn thời thượng như pickleball, Billiards.
Không chỉ là môn lâu đời, có truyền thống, được "nuôi dưỡng" từ trong môi trường quân đội thời kỳ chiến tranh đến nay, bóng chuyền được ưu ái bởi có những nét hấp dẫn, sức hút mà không phải môn chơi nào cũng có, ví dụ như sự vượt trội về chiều cao so với mức trung bình cùa người Việt Nam, cũng như sự quyến rũ của bóng chuyền nữ. Xét trên nhiều phương diện, bóng chuyền có đầy đủ các điều kiện để trở thành môn thể thao hàng đầu Việt Nam.
Thực tế cũng cho thấy chúng ta có tiềm năng phát triển mạnh, thông qua những thành tích nổi bật của bóng chuyền nữ trong 3 năm qua và sự tiến bộ đáng kể của đội tuyển nam. Về cơ sở vật chất, thì gần như địa phương nào cũng có nhà thi đấu đủ tiêu chuẩn chơi bóng chuyền, đây chính là lý do mà nhiều nơi dù không có đội bóng đá nhưng lại có CLB bóng chuyền hàng đầu quốc gia như Thái Bình, Bắc Giang…
Hệ thống phân hạng và cả giải đấu trẻ của bóng chuyền cũng hoàn thiện. Đấy là chưa kể các giải thi đấu đỉnh cao tương đối phong phú. Nội địa thì có Cúp Hoa Lư, Cúp Hùng Vương và 2 lượt đi – về của giải VĐQG. Quốc tế thì có Cúp VTV Vình Điền Long AN, Cúp VTV. Đặc biệt, bóng chuyền Việt Nam từng đăng cai các giải đấu hàng đầu của châu Á từ khá sớm…
Bóng chuyền nữ Việt Nam liên tục gặt hái thành tích ấn tượng ở sân chơi quốc tế trong thời gian vừa qua. Ảnh: Hoàng Linh
Ở một góc độ nào đó, rõ ràng những nhà quản lý bóng chuyền Việt Nam đã làm tốt công việc của mình, cả về thành tích lẫn công tác điều hành.
Bóng chuyền cũng là những môn đầu tiên biết cách tổ chức các giải đấu "phụ" bên cạnh giải VĐQG như Cúp Hoa Lư, Cúp Hùng Vương hay trước đây còn có GrandPrix, những giải dành cho các đội bóng hàng đầu.
Nếu so sánh với bóng rổ, môn có sự tương đồng về con người và điều kiện thi đấu, thì bóng chuyền có lợi thế hơn, xuất phát điểm tốt hơn, nhưng đang "đi sau". Bóng rổ hiện đang có giải vô địch nhà nghề riêng, lượng khán giả riêng dù cũng chỉ thực hiện điều đó trong khoảng 10 năm trở lại đây.
Nói bóng chuyền cần phải tận dụng thời cơ tốt hơn nữa, triệt để hơn nữa là vậy. Môn chơi này có đủ điều kiện để chuyển sang chế độ nhà nghề, nhưng rốt cục lại vẫn loay hoay với bài toán về hệ thống thi đấu cũng như tài chính.
Có thể là thành tích của bóng chuyền tốt hơn trước, nhưng rõ ràng là có thể tốt hơn nữa thì mới xứng tầm vị thế và truyền thống của bóng chuyền.
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất