Môn lịch sử là môn dễ có điểm nhất

13/05/2008 17:14 GMT+7

LTS: "Mấy năm gần đây, điểm thi môn lịch sử luôn là tâm điểm gây chú ý của dư luận trong các kỳ thi đại học và cao đẳng. Người ta lo ngại thế hệ trẻ không quan tâm đến lịch sử, còn chính các em thí sinh thì lại phàn nàn “muốn quan tâm lắm chứ, nhưng học sử khó quá”.

Trước kỳ thi năm nay, chúng tôi xin trích đăng bài viết của giảng viên Hà Văn Thịnh, Khoa lịch sử, ĐH KH Huế, với nhiều phương pháp học sử hữu ích cùng nhiều chuyện bếp núc về thi và chấm thi môn sử mà thí sinh nên biết, nếu muốn “ăn điểm”! Trong 3 môn thi khối C, môn lịch sử là môn dễ có điểm nhất. Tôi nhấn mạnh điều này trên cơ sở của sự khách quan. Môn văn đòi hỏi ít nhiều năng khiếu và kiến thức (thuộc thơ văn) suốt nhiều năm.

Không một ai có thể ôn thi ba hay sáu tháng rồi giỏi môn văn ngay được. Môn địa lý đòi hỏi phải nhớ rất nhiều số liệu; mà, oái oăm thay, nhiều khi các số liệu đó chẳng liên quan gì đến nhau. Chẳng hạn lượng mưa trung bình với số lượng của đàn gia súc; sản lượng lúa hay GDP hàng năm... Như vậy, trước mắt chúng ta chỉ còn một môn học “dễ” nhất: môn lịch sử. 1. Trước hết, phải mở ngoặc rằng lịch sử chỉ trở nên dễ nhớ, dễ hiểu đối với những ai yêu thích nó.

Ngược lại, nó sẽ là một môn học khô khan, nhàm chán, khó nhớ, khó học với những ai không thích, không muốn hiểu nhưng lại muốn thuộc bài và muốn thi đậu!. Nói như thế để thấy rằng, trước khi bắt đầu, bạn phải tự tin rằng mình suy ra cả chống Pháp cũng như Cách mạng tháng Tám năm 1945, giai đoạn 1939- 1945... Các nội dung của từng giai đoạn đều có thể suy ra từ cái sườn cơ bản ấy. 3. Học sử để thi, nhớ được các số liệu luôn là điều nan giải. Phải có nhiều phương pháp kết hợp với nhau. Lấy ví dụ trong những năm trước, rất nhiều thí sinh lẫn lộn thời gian ra đời trước hay sau của 3 tổ chức cộng sản.

Thật ra vấn đề khá giản dị: Nếu chúng ta nhớ rằng giai cấp công nhân Việt Nam đông nhất ở Bắc Kì, thứ hai là ở Nam Kì và thứ ba là Trung Kì thì tương tự sẽ có sự ra đời lần lượt của các tổ chức cộng sản là Bắc > Nam > Trung; cũng như những cuộc khởi nghĩa, binh biến năm 1940 – 1941 cũng lần lượt diễn ra từ Bắc đến Nam > Trung: khởi nghĩa Bắc Sơn, tháng 9.1940; khởi nghĩa Nam Kì, tháng 11.1940 và binh biến Đô Lương, tháng Giêng năm 1941. Nếu sắp xếp theo cách đó, sự quên là khó. 4.

Trong lịch sử của dân tộc Việt Nam nói riêng, thế giới nói chung, có rất nhiều sự trùng hợp thú vị. Vì là thú vị nên dễ nhớ, chỉ có điều, chúng ta biết cách để “móc” chúng lại với nhau. Ví dụ, ngày 1.11. 1918, chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc; 1.11.1963, Ngô Đình Diệm bị lật đổ; 1.11.1968, L. Johnson tuyên bố ngừng ném bom miền Bắc... Học theo cách liên hệ, nhớ và tổng hợp như thế vừa mau thuộc bài, vừa nhớ được lâu. Tất nhiên, mỗi người sẽ còn tự tìm ra cho mình rất nhiều những con đường riêng để hiểu biết... đang được học một trong những trang sử hay nhất của lịch sử loài người. Hay như vậy có lý nào lại không học, không đáng để ngẫm suy và không đáng để mình cố gắng kẻo phải hổ thẹn với cha ông? 2.

Lịch sử quan trọng nhất là nguyên nhân (của thắng lợi hoặc bùng nổ cách mạng, hay còn được gọi là hoàn cảnh lịch sử, bối cảnh lịch sử), ý nghĩa và bài học kinh nghiệm. Hầu như đề thi nào cũng có một hoặc tất cả 3 yếu tố với 8 chữ in đậm này. Nếu không học thật chắc 3 điều này là một sai lầm nghiêm trọng vì nó vừa dễ học lại vừa luôn có điểm cao! Giản đồ trên cho biết là chúng ta cứ nắm thật chắc 8 chữ in đậm ở một giai đoạn lịch sử nhất định (chống Mỹ cứu nước chẳng hạn) là có thể 5. Có một thực tế mà ít người muốn bày tỏ là, những người chấm chỉ lướt qua bài thi nếu bài viết dường như không có gì.

Buộc người chấm phải đọc cẩn thận bài làm của mình là nghệ thuật đỉnh cao của thi cử. Để làm được điều này, ngay ở mấy câu mở đầu, phải tạo ra ấn tượng. Đó là nguyên tắc 1. Nguyên tắc 2: viết dài nhất, đẹp nhất có thể trong một bài thi môn xã hội là điều bắt buộc. Chẳng ai dám cho điểm tuỳ tiện một bài thi dài đến 8-9 trang. Rất nhiều giảng viên ĐH sẽ không hài lòng khi tôi vạch áo..., nhưng đó là thực tế hiển nhiên. Nguyên tắc 3: phần kết phải đầu tư thích đáng vì đó là phần sẽ quyết định thêm hay bớt nửa điểm; thậm chí một điểm. Người làm bài thi phải xác định rằng viết sao cho người chấm không thể bớt mà chỉ có thể cho điểm đúng hoặc thêm. Cán bộ chấm thi có quyền chấm vượt hoặc thấp hơn 2 điểm mà không phải chịu trách nhiệm là điều thí sinh phải nhớ. Một ví dụ nhỏ: đừng bao giờ gạch bỏ những phần viết thừa. Nếu làm vậy, bài thi sẽ xấu xí, lem luốc và không ai có thể mạnh dạn cho điểm cao.
Hà Văn Thịnh
Khoa lịch sử - Đại học Khoa học Huế 

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm