(TT&VH) - Tại một cuộc hội thảo mới đây, nhiều người đã cho rằng căn bệnh tham nhũng tồn tại trong ngành giáo dục ở các khâu: Tuyển sinh đầu cấp, dạy thêm, học thêm và các phí ngoài quy định.
Tham nhũng ở khâu tuyển sinh đầu cấp là rất dễ thấy. Chẳng hạn như nạn chạy cho con vào “trường chuyên, lớp chọn”: các bậc cha mẹ hoặc không hiểu biết, hoặc bệnh “sĩ”, thích cho con được vào trường lớp “có số, có má”, nên đua nhau “cống nạp”, tiếp tay cho tham nhũng một cách vô ý thức.
Các khoản quỹ ngoài quy định được nhiều trường “biến báo” hợp pháp hóa bằng cách yêu cầu phụ huynh viết đơn “tự nguyện”, hoặc thu tiền thông qua ban đại diện cha mẹ học sinh. Ai mà biết “ma ăn cỗ” như thế nào trong các khoản phí ngoài quy định đó. Còn việc dạy thêm học thêm thì sao?
Việc dạy thêm cần được tổ chức chặt chẽ, tránh biến tướng. Ảnh Bích Ngọc
Tự thân việc dạy thêm học thêm không có lỗi
Gắn dạy thêm, học thêm với nạn tham nhũng, e chưa đúng người, đúng tội. Người dạy và người học tự giác hợp tác với nhau “hai bên cùng có lợi”. Bên “bán” kiến thức có lợi về kinh tế, bên mất tiền “mua” kiến thức. Cả hai đều vất vả, đổ mồ hôi, sức lực, tốn thời gian, chất xám, đặc biệt là ông thầy phải “bán sức lao động” của mình để kiếm tiền cải thiện đời sống.
Người thầy kiếm tiền bằng chính nghề nghiệp được xã hội công nhận, nên không có cơ sở pháp lý để “gọi tên” tham nhũng. Điều này cần phải được khẳng định. Nếu không, chúng ta sẽ làm cho cả thầy lẫn trò lúng túng trong việc tổ chức dạy thêm, học thêm vốn cũng là nhu cầu cần thiết của nhiều học sinh để nâng cao trình độ. Nhiều học sinh được các thầy dạy thêm, “bịt” được lỗ hổng kiến thức, tiến bộ trông thấy. Hơn nữa, dạy thêm học thêm ở các thành phố, huyện thị từ lớp 1 trở lên đã thành phong trào. Không lẽ coi 49% thầy trò dạy thêm, học thêm (theo số liệu thống kê của Bộ GD&ĐT) là có liên quan đến... hành vi tham nhũng?
Tự thân việc dạy thêm học thêm không có lỗi, càng không phải là tham nhũng. Cách đây vài chục năm, thời “bao cấp” cũng có dạy thêm. Đối tượng học thêm phân 2 loại: Loại giỏi được các thầy dạy giỏi bổi dưỡng để thi học sinh giỏi các cấp “bảo vệ màu cờ sắc áo”, mang vinh quang về cho trường; loại yếu kém “dưới trung bình” được các thầy bộ môn phụ đạo củng cố kiến thức cơ bản. Việc bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh kém đều do ban giám hiệu tổ chức, chỉ đạo chuyên môn và thu học phí và bồi dưỡng cho các thầy tham gia dạy thêm.
Tránh biến tướng
Thời “mở cửa”, nhiều trường học bị “cuốn theo chiều gió” theo cơ chế thị trường. Các phương pháp học “tủ”, ôn thi trọng tâm, các tài liệu được gọi là sách “tham khảo” giải bộ đề có sẵn thi nhau ra đời. Quan niệm của xã hội, thi tốt nghiệp phổ thông phải đỗ 100%, học xong phổ thông, con đường vào đời duy nhất phải qua giảng đường đại học... Nhưng nguyên nhân trên là miếng đất màu mỡ cho dạy thêm học thêm biến tướng “bung” ra, lấy giá trị đồng tiền làm mục đích.
Những thầy đã khẳng định “thương hiệu”, học trò đua nhau đến học, cũng tự nâng giá học phí lên cao ngất ngưởng. Nạn học thêm “qua loa” khá phổ biến ở các “lò” luyện thi. Giá cả có vẻ “bình dân”, đến lớp nghe 2 tiết nộp 50 nghìn đồng. Thầy cứ thao thao giảng, trò chép lia lịa, hiểu hay không thầy không cần biết. Có nơi công khai trương tấm biển “Luyện thi với các giáo sư, tiến sĩ tay nghề cao, giàu kinh nghiệm, thi đỗ mới lấy tiền”. Đúng là tiếp thị theo kiểu lang băm.
Thực tế, nhiều học sinh bỏ tiền thuê thầy dạy, họ tự coi mình là “thượng đế”, thầy là “người phục vụ”. Họ nhìn thầy bằng “nửa con mắt” và không còn “tôn sư trọng đạo”.
Chúng ta cần nhìn dạy thêm học thêm ở góc độ tích cực hơn. Hiện nay, việc này trở thành nhu cầu thật sự của số đông học sinh muốn nâng cao học lực. Do đó, không nên cấm dạy thêm học thêm hoàn toàn. Ngược lại, các cơ quan chức năng có trách nhiệm, cần thống nhất yêu cầu, quy chế cho việc dạy thêm, ban giám hiệu các trường quản lý chặt chẽ việc dạy thêm học thêm để đảm bảo chất lượng. Đội ngũ thầy giáo tham gia dạy thêm cần sắp xếp, lựa chọn những thầy cô có năng lực chuyên môn tốt, tâm huyết với nghề, nhiều kinh nghiệm giảng dạy thì lớp dạy thêm học thêm mới có kết quả khả quan và tồn tại được.
Đại sứ quán Việt Nam tại Hy Lạp đã tổ chức các cuộc họp báo tại thủ đô Athens và thành phố Thessaloniki với sự tham dự của phóng viên các cơ quan thông tấn, báo chí hàng đầu của Hy Lạp.
Các hiện tượng thời tiết bất thường như nắng nóng kỷ lục và hạn hán nghiêm trọng đang xuất hiện ngày càng dày đặc trên khắp các châu lục, phản ánh rõ tình trạng ấm lên toàn cầu và những tác động rõ rệt của biến đổi khí hậu đối với các hệ sinh thái và đời sống con người.
Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội quy định rõ: Các cơ sở giáo dục cần lập kế hoạch ôn tập văn hóa, bồi dưỡng kiến thức cho những học sinh yếu, kém; tuyệt đối không tổ chức dạy thêm, học thêm dưới bất kỳ hình thức nào...
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, chiều 21/5, Quốc hội thảo luận ở tổ về Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng; chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Quy Nhơn – Pleiku; điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu giai đoạn 1.
Ngày 21/5, thông tin từ Bệnh viện Thanh Nhàn (Sở Y tế Hà Nội), trong 2 tuần đầu tháng 5, bệnh viện ghi nhận sự gia tăng ca mắc các bệnh truyền nhiễm, bao gồm sốt xuất huyết, tay chân miệng và COVID-19.
Phóng viên TTXVN tại Israel dẫn kết quả nghiên cứu đăng trên báo Jerusalem Post cho biết đi bộ trên 7.000 bước/ngày có thể giảm nguy cơ mắc ung thư tới 16%.
Nằm trong sáng kiến DANAFF's Talent tại Liên hoan phim Châu Á Đà Nẵng lần Ba (DANAFF III), "Vườn ươm dự án" đã chọn được danh sách 14 dự án phim triển vọng để tranh giải Dự án xuất sắc nhất.
Đồng chí Trần Đức Lương, sinh ngày 5/5/1937, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã từ trần hồi 22 giờ 51 phút ngày 20/5/2025, tại Nhà riêng, hưởng thọ 88 tuổi.
Chiều 21/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ khởi công Dự án khu phức hợp đô thị, du lịch sinh thái, sân golf Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên (Trump International Hung Yen).