(TT&VH) - Vào thời điểm The Hurt Locker giành giải Oscar cho Phim xuất sắc nhất, giới quan sát đã nở nụ cười mãn nguyện. Họ gần như đã nhìn thấy trước kết cục này khi bộ phim của đạo diễn Kathryn Bigelow thu về hàng loạt giải thưởng danh giá do Hiệp hội các nhà sản xuất Mỹ, Hiệp hội các nhà phê bình phim Mỹ, BAFTA... trao tặng. Tuy nhiên nếu chiếu theo yếu tố lịch sử, chiến thắng của The Hurt Locker vẫn rất đáng ngạc nhiên.
Nhận xét về lễ trao giải Oscar năm nay, trang mtv.com đánh giá nó thực sự là đêm của The Hurt Locker. Trong cuộc giành giật giải thưởng cao nhất giữa bộ phim của đạo diễn Kathryn Bigelow và siêu phẩm khoa học viễn tưởng nhận được nhiều lời ca ngợi do James Cameron dàn dựng, Avatar đã bị hạ đo ván.
Từ trái sang: Mark Boal, Kathryn Bigelow và Greg Shapiro
The Hurt Locker đã đoạt hai giải thưởng quan trọng nhất là Phim và Đạo diễn xuất sắc nhất. Như vậy, Bigelow là người phụ nữ đầu tiên trong lịch sử đoạt giải Oscar ở hạng mục Đạo diễn xuất sắc nhất. Ngoài ra, The Hurt Locker còn mang về 4 giải thưởng khác trong tổng số 9 đề cử, gồm Kịch bản gốc (Mark Boal), Dựng âm thanh(Paul N.J. Ottosson), Hòa âm (Paul N.J. Ottosson, Ray Beckett) và Dựng phim xuất sắc nhất (Bob Murawski, Chris Innis).
Đại bại trên các hạng mục quan trọng, Avatar chỉ được có 3 giải từ 9 đề cử, gồm Chỉ đạo nghệ thuật (Rick Carter, Robert Stromberg, Kim Sinclair), Quay phim (Mauro Fiore) và Kỹ xảo xuất sắc nhất (Joe Letteri, Stephen Rosenbaum, Richard Baneham, Andrew R. Jones).
Ghi dấu lịch sử
The Hurt Locker là bộ phim có lợi nhuận thấp nhất từng đoạt giải Oscar. Phim này chỉ được chiếu tại 535 rạp ở Bắc Mỹ với doanh thu mười mấy triệu USD. Trong thời đại các phim bom tấn, The Hurt Locker cũng thật bé nhỏ với chi phí sản xuất chỉ 11 triệu USD, so với khoảng 300 triệu USD của Avatar. Tuy nhiên “bé hạt tiêu” đã làm nên chuyện khi đánh bại bộ phim có doanh thu cao nhất trong lịch sử, được chiếu tại hàng ngàn rạp suốt 3 tháng trời.
Với việc giành giải quan trọng nhất, The Hurt Locker đã phá bỏ cái mà nhà sản xuất Greg Shapiro gọi là “lời nguyền chiến tranh Iraq”, liên hệ tới các bộ phim từng làm về cuộc chiến này đều thất bại trong việc chinh phục khán giả. The Hurt Locker cũng phải đương đầu với cuộc tấn công từ báo chí và giới rà phá bom mìn trong quân đội Mỹ, khi họ đặt vấn đề về tính thực tế của phim và cách thức nó mô tả người lính không chuẩn xác. Phim còn bị phê bình vì cách thức tiến hành vận động tranh giải của nhà sản xuất Nicolas Chartier, người đã không được tới dự đêm hội Oscar. Và The Hurt Locker đã lao vào cuộc chiến chỉ với sự ủng hộ từ Summit Entertainment, một nhà phân phối nhỏ, chưa từng có phim giành giải Oscar.
Một cảnh trong The Hurt Locker
Trong khi đó ở phía bên kia, Avatar dường như gặp quá nhiều thuận lợi. Phim này được ca ngợi nhiều, nhất là những đột phá về mặt công nghệ. Nó được ủng hộ bởi Twentieth Century Fox, một trong những studio lớn, nhiều tiền nhất tại Hollywood. Nhưng Avatar đã thất bại. Một câu hỏi được đặt ra ngay sau đêm trao giải: Liệu Avatar ngã ngựa có phải vì đây là phim viễn tưởng, một thể loại vốn hiếm khi được trao giải thưởng cao quý nhất? Trước Avatar đã có nhiều tiền lệ phim viễn tưởng thất bại. Năm 1978, khi Star Wars đang gây chú ý và được bàn tán nhiều, nó đã để mất giải Phim xuất sắc nhất vào tay bộ phim hài có chi phí thấp Annie Hall của Woody Allen. Và năm 1983, khi E.T.: The Extra-Terrestrial đang viết lại kỷ lục doanh thu phòng vé, nó đã bị đánh bại bởi phim Gandhi.
Chiến lược bài bản
Mặc dù vậy, theo giới phân tích, con đường mà The Hurt Locker đi tới chiến thắng đã diễn ra một cách bài bản. Sau khi giành được quyền phát hành nội địa hồi tháng 9/2008, Summit đưa The Hurt Locker lên giá chờ bởi các rạp đã “kín chỗ”. Mùa Hè năm ngoái, Summit mới đưa The Hurt Locker ra trình chiếu thay vì mùa Thu, khi phần lớn phim kinh phí cao nhắm tới giải Oscar được phát hành.
Tiếp đó Summit chuyển chiến lược giành giải Oscar cho công ty quan hệ công chúng 42 West, nơi chuyên gia vận động tranh giải Cynthia Swartz đứng ra tổ chức mọi chuyện. Swartz bị chỉ trích vì chờ đợi cho tới tận đầu tháng 12 mới gửi đi các DVD phim đến ban giám khảo, dù phần quan trọng của chiến lược tranh giải là cho càng nhiều thành viên ban giám khảo xem phim càng tốt. Thách thức của Swartz là phải gây chú ý từ các thành viên ban giám khảo với một bộ phim không gây ấn tượng tại các phòng vé, lại bàn tới chủ đề đã khiến nhiều người Mỹ mệt mỏi và dường như không có hồi kết.
Tuy nhiên Swartz đã làm đúng khi tập trung chiến dịch tranh giải quanh Bigelow, một người phụ nữ “chân yếu tay mềm” can đảm như các đấng mày râu thực thụ trên trường quay. Swart cũng tôn vinh nhà sản xuất/kịch tác gia Mark Boal vì cốt truyện tuyệt vời được xây dựng từ những câu chuyện đời thực trong thời gian anh làm báo và tháp tùng một đội phá bom ở Iraq. Swartz tìm mọi cơ hội để cái tên The Hurt Locker được nhắc tới. Đơn cử như việc bà đã gửi các bản sao kịch bản The Hurt Locker cho mọi thành viên trong Hiệp hội các nhà biên kịch Mỹ, qua đó giúp phim giành giải Kịch bản gốc xuất sắc nhất do hiệp hội này trao.
Trong khi đó Fox dường như đã chủ quan trong chiến dịch tranh giải, để Cameron tự do làm gì tùy thích. Và điều Cameron muốn nói với công chúng là than vãn về việc ông rất thất vọng khi các diễn viên của mình, vốn diễn xuất dựa trên nền công nghệ, đã không được thừa nhận một cách nghiêm túc.
Mặc dù lời lẽ của Cameron hoàn toàn chân thành, những lời phát biểu của ông đã khiến nhiều “diễn viên đời thực” không hài lòng. Họ cảm thấy lo ngại trước khả năng sẽ bị thay thế bởi các diễn viên tổng hợp từ máy tính. Đây là điểm gây bất lợi cho Avatar bởi giới diễn viên chiếm một phần lớn các lá phiếu bầu chọn tại giải Oscar.
DANH SÁCH CÁC GIẢI OSCAR 2010
Phim xuất sắc nhất: The Hurt Locker. Đạo diễn xuất sắc nhất: Kathryn Bigelow (The Hurt Locker). Nam diễn viên chính xuất sắc nhất: Jeff Bridges(Crazy Heart). Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất: Sandra Bullock (The Blind Side). Nam diễn viên phụ xuất sắc nhất: Christoph Waltz (Inglourious Basterds). Nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất: Mo’Nique(Precious). Kịch bản gốc xuất sắc nhất: The Hurt Locker. Kịch bản chuyển thể xuất sắc nhất: Precious. Phim hoạt hình xuất sắc nhất:Up. Phim tiếng nước ngoài xuất sắc nhất: The Secret In Their Eyes (Argentina). Chỉ đạo nghệ thuật xuất sắc nhất: Avatar. Quay phim xuất sắc nhất: Avatar. Dựng phim xuất sắc nhất: The Hurt Locker. Kỹ xảo xuất sắc nhất: Avatar. Dựng âm thanh xuất sắc nhất: The Hurt Locker. Hòa âm xuất sắc nhất: The Hurt Locker. Hóa trang xuất sắc nhất: Star Trek. Phục trang xuất sắc nhất:The Young Victoria. Nhạc nền xuất sắc nhất: Up. Ca khúc nhạc phim xuất sắc nhất: The Weary Kind (phim Crazy Heart). Phim ngắn xuất sắc nhất: The New Tenants. Phim tài liệu xuất sắc nhất: The Cove. Phim tài liệu ngắn xuất sắc nhất: Music By Prudence. Phim hoạt hình ngắn xuất sắc nhất: Logorama.
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 26/11, rạng sáng 27/11 - Thethaovanhoa.vn cập nhật nhanh và chính xác nhất lịch thi đấu và trực tiếp bóng đá: Cúp C1 châu Âu, Cúp C1 châu Á, hạng nhất Anh, La Liga 2, Cúp Nhà vua Tây Ban Nha.
Đội tuyển Thái Lan đã công bố danh sách 26 cầu thủ chuẩn bị cho AFF Cup 2024, với quyết định đáng chú ý là mang đến giải đấu đội hình gần như mạnh nhất, trái ngược với xu hướng sử dụng đội hình phụ hoặc thử nghiệm ở các kỳ AFF Cup trước.
Tháng 5/2021, đội tuyển futsal Việt Nam đã tạo nên một trong những chiến công đáng nhớ nhất lịch sử bóng đá nước nhà khi vượt qua Lebanon để giành suất cuối cùng tham dự FIFA Futsal World Cup 2021 tại Lithuania.
XSMN 27/11: Xổ số miền Nam ngày 27/11/2024 gồm các tỉnh Sóc Trăng, Cần Thơ và Đồng Nai Theo dõi kết quả XSMN hôm nay thứ Tư ngày 27/11 trên Thethaovanhoa.vn.
XSMB 26/11: Kết quả Xổ số miền Bắc hôm nay thứ Ba ngày 26/11/2024 quay thưởng lúc 18h10 được trực tiếp cập nhật nhanh nhất, chính xác nhất trên Thethaovanhoa.vn.
Xem VTV5 VTV6 trực tiếp bóng đá hôm nay ngày 26/11/2024. Thethaovanhoa.vn cập nhật link trực tiếp các trận đấu thuộc giải cúp C1 châu Á, C1 châu Á, cúp C2 châu Âu
Một thời gian ngắn sau khi bắt đầu công việc ở MU, huấn luyện viên Ruben Amorim đang cân nhắc tìm một ngôi nhà để ổn định chỗ ở tại thành phố Manchester.
Tháng 11 này, thế giới kỷ niệm 8 năm ngày mất của Leonard Cohen. Và để nói về sự nghiệp của nhạc sĩ này, có lẽ chỉ cần 1 câu duy nhất: Ông chính là thần tượng của huyền thoại Bob Dylan.
Năm 2025 hứa hẹn sẽ là một năm đầy biến động, với những thay đổi sâu sắc trong chính trị toàn cầu, văn hóa và thể thao, mở ra những thách thức và cơ hội mới. Theo bình chọn từ hãng tin AFP, dưới đây là 5 sự kiện nổi bật không thể bỏ qua trong năm sau.
Mitsubishi Electric là thương hiệu dẫn đầu thế giới về thiết bị điện. Với lịch sử phát triển hàng trăm năm, thương hiệu này đã có sự đổi mới không ngừng và mang đến cho người dùng những sản phẩm chất lượng.