15/12/2016 21:03 GMT+7 | Trong nước
(Thethaovanhoa.vn) - Chính phủ Thụy Điển vừa có một động thái gây bất ngờ là yêu cầu chính quyền các tỉnh thành chuẩn bị cơ sở phòng vệ và các thủ tục cho khả năng xảy ra chiến tranh.
Diễn biến này gây nghi ngại rằng Thụy Điển đang quay trở về “Chiến lược chiến tranh toàn diện” thời Chiến tranh Lạnh.
Chỉ dẫn về công cuộc chuẩn bị cho xung đột vũ trang được Cơ quan Kế hoạch Dân sự (MSB) trực thuộc Bộ Quốc Phòng Thụy Điển gửi tới quan chức phụ trách an ninh ở khắp các địa phương.
Người phát ngôn Svante Werger của MSB khẳng định rằng công cuộc chuẩn bị này không đồng nghĩa với việc Thụy Điển sắp có chiến tranh.
Tuy nhiên lãnh đạo các địa phương tại Thụy Điển lại phàn nàn rằng kế hoạch của chính phủ không thực tế. Bên cạnh đó, hiện họ chưa rõ có được chính phủ cấp chi phí cho quá trình chuẩn bị này không.
Theo báo Svenska Dagbladet, bức thư có nội dung yêu cầu về “tốc độ hoạt động, việc đưa ra quyết định, chia sẻ thông tin, liên lạc trong khủng hoảng, sự linh hoạt, sức chịu đựng và giải quyết các thông tin mật”.
Hướng dẫn này được đưa ra sau sự “tái sinh” của totalförsvarsplaneringen-Chiến lược chiến tranh toàn diện, khẳng định cần bảo vệ quốc gia khỏi sự gây hấn từ nước ngoài liên quan tới kinh tế, người dân và quân sự.
Quyết định phục hồi totalförsvarsplaneringen đã được Thụy Điển công bố vào tháng 12/2015 kèm theo lời giải thích do tình hình quốc tế đang xấu đi và sự bất ổn định ở những khu vực lân cận.
Trong tháng 9 vừa qua, 150 binh sĩ Thụy Điển đã được điều động đến đóng quân tại đảo Gotland, khá gần lãnh thổ Nga, bởi “nhân tố bên ngoài” theo giải thích của quan chức Thụy Điển.
Trong những năm gần đây, Thụy Điển luôn không hài lòng và cáo buộc chiến đấu cơ Nga đã bay gần khu vực chiến lược ở Biển Baltic. Năm 2015, chính phủ Thụy Điển thông qua việc bổ sung thêm 6,2 tỉ kronor để tăng cường khả năng quân sự trong thời kỳ từ 2016-2020.
Theo baotintuc.vn/RT
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất