Quảng Ninh thống nhất ý tưởng mở rộng khu di tích lịch sử văn hóa Ngọa Vân – Hồ Thiên

08/05/2019 08:28 GMT+7 | Thế giới

(Thethaovanhoa.vn) - Ngày 7/5, tại cuộc họp Ban Thường vụ Tỉnh ủy nghe báo cáo ý tưởng điều chỉnh, mở rộng Quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/500 tuyến cáp treo và khu dịch vụ tại Cụm di tích lịch sử văn hóa Ngọa Vân – Hồ Thiên (thị xã Đông Triều), Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh Nguyễn Văn Đọc đánh giá cao ý tưởng nghiên cứu phát triển dự án và thống nhất về mặt chủ trương thực hiện dự án của Công ty dịch vụ cáp treo Tâm Đức cùng đơn vị tư vấn, Công ty Raymond-Nhật Bản.

Quảng Ninh: Lễ khai hội xuân Ngọa Vân năm 2019

Quảng Ninh: Lễ khai hội xuân Ngọa Vân năm 2019

Ngày 13/2 (tức mùng 9 tháng Giêng), tại chùa Ngọa Vân, xã Bình Khê, thị xã Đông Triều, Quảng Ninh - thuộc quần thể Khu di tích Quốc gia đặc biệt nhà Trần, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh Quảng Ninh và UBND thị xã Đông Triều phối hợp tổ chức Lễ khai hội xuân Ngọa Vân năm 2019.

Chùa Ngọa Vân cùng với Am Ngọa Vân là di tích lịch sử có giá trị quan trọng trong Khu di tích lịch sử văn hóa nhà Trần tại Đông Triều, đã được xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt.
Ý tưởng điều chỉnh dự án thành Khu du lịch văn hóa Ngọa Vân-Hồ Thiên để đạt mục tiêu phác họa gốc tích và phát triển những di tích mang đậm giá trị lịch sử, tâm linh và văn hóa của thời Trần.

Tổng thể nghiên cứu gồm 10 phân khu, các khu vực này nằm trong khu vực phục vụ du lịch, hỗ trợ phát huy giá trị di tích thuộc quy hoạch tổng thể bảo tồn và phát huy giá trị Khu di tích lịch sử nhà Trần ở Đông Triều gắn với khu vực cảnh quan dọc tuyến đường hành hương Ngọa Vân-Yên Tử, khai thác một số hồ chứa nước (Bên Châu, Đồng Đò, Trại Lốc), mở rộng các ga cáp treo và các điểm di tích.

Chú thích ảnh
Chùa Ngọa Vân. Ảnh: TTXVN

Một số hạng mục mang tính điểm nhấn như: Làng nông nghiệp sản xuất truyền thống theo công nghệ Nhật Bản (phía nam Đền Thái); làng thiền, viện Phật giáo, khu khám chữa bệnh thuốc nam, trung tâm hội nghị và sân lễ hội phục vụ các sự kiện phật giáo lớn, bảo tàng Trần Nhân Tông, chùa Vàng, thung lũng hoa, khu nghỉ dưỡng, vui chơi trẻ em…

Dự án dự kiến khởi công trong quý IV/2019, hoàn thành trong năm 2021.

Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh yêu cầu, đối với các hạng mục đầu tư, cần tập trung cho 3 điểm nhấn là chùa Ngọa Vân, bãi Đá Chồng và Hồ Thiên. Cùng với việc tập trung về kiến trúc, cảnh quan, dự án phải đi sâu làm rõ hơn những giá trị về tâm linh, đặc biệt là Thiền phái Trúc Lâm, một dòng thiền riêng có của Việt Nam do đức vua, Phật hoàng Trần Nhân Tông sáng lập. Dự án phải có sự kết nối Khu di tích lịch sử nhà Trần ở Đông Triều, Di tích Quốc gia đặc biệt Yên Tử và Khu đền thờ Trần Hưng Đạo tại Chí Linh, Hải Dương.

Chùa Ngọa Vân dưới thời Trần chỉ là am nhỏ, tọa lạc trên núi Bảo Đài. Nơi đây đã được vua Trần Nhân Tông lựa chọn để tu hành, hóa phật và trở thành Tổ thứ nhất của Thiền phái Trúc lâm Yên Tử. Dưới thời Lê trung hưng, quần thể am-chùa Ngọa Vân được mở rộng với nhiều hạng mục, trong đó có việc xây dựng ngôi chùa lớn ở khu vực phía ngoài.

Xuyên suốt chiều dài lịch sử của chế độ phong kiến từ thời Trần đến thời Nguyễn, cụm di tích này đã được các nhà nước phong kiến, các vị cao tăng và người dân xây dựng, mở rộng xứng tầm là “thánh địa” của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. Tuy vậy, sau những biến cố lịch sử của thời gian, quần thể di tích đã dần mai một, trở thành hoang phế.

Tháng 3/2014, UBND huyện Đông Triều (nay là thị xã Đông Triều) và Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Ninh đã tổ chức tu bổ, tôn tạo chùa Ngọa Vân. Dự án tu bổ, tôn tạo này có tổng kinh phí đầu tư trên 83 tỉ đồng từ nguồn xã hội hóa, được triển khai trên nguyên tắc đảm bảo, phát huy giá trị chân thực của di tích. Hình thức, kiến trúc điện thờ được thiết kế theo kiến trúc thời Lê trung hưng theo đề xuất của các nhà khoa học. Tất cả các hạng mục của dự án đều bám sát các tài liệu khảo cổ và hồ sơ quy hoạch tổng thể đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Dự án được hoàn thành vào tháng 2/2016.

Văn Đức/TTXVN

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm