Lưu ý khi bài trí ban thờ Thần tài ngày Tết để may mắn quanh năm

03/02/2019 16:03 GMT+7 | Thế giới

(Thethaovanhoa.vn) - Ban thờ Thần tài Thổ địa rất được coi trọng bởi đây là các vị thần cai quản tài lộc, tiền bạc và may mắn.

Chuẩn bị văn khấn, lễ cúng Tảo mộ Tết Nguyên đán

Chuẩn bị văn khấn, lễ cúng Tảo mộ Tết Nguyên đán

Tảo mộ mỗi dịp xuân về đã trở thành một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Đó cũng là thể hiện của tình cảm hướng về với nguồn cội Con người có tổ có tông. Như cây có cội, như sông có nguồn.

Thần tài và Thổ địa là hai vị thần thường được thờ chung, họ cai quản tài lộc, tiền bạc và phù hộ sự may mắn, làm ăn thuận lợi. Chính vì thế, việc thờ cúng, bài trí ban thờ Thần tài rất được xem trọng. Tuy nhiên, việc bài trí, đặt đồ vật, lễ vật... và một số lưu ý không thể bỏ qua gồm những điều gì, độc giả có thể tham khảo trong thông tin dưới đây. 

Vì sao lại thờ Thần tài và Thổ địa chung?

Theo giân dan, Thần tài là vị thần cai quản tiền tài, vàng bạc còn Thổ địa (Ông địa) được xem là vị thần hộ mệnh, cai quản vùng trời, đất đai, phù hộ cho mùa màng tươi tốt, con người và cả gia súc. Một vị gắn liền với đời sống kinh tế, buôn bán; một vị mang đặc trưng của kinh tế nhà nông. Vì thế, hai vị thần thường được thờ cúng chung với nhau và việc thờ cúng cũng được thực hiện quanh năm. Tuy nhiên, việc cúng lễ hai vị thần này được coi trọng hơn cả là vào ngày Thần tài về trời (10 tháng Giêng âm lịch hàng năm).

Ban thờ Tết, Ban thờ Tết Nguyên đán, Bày ban thờ Tết, Ban thờ thần tài Tết, bày ban thờ tết, bày ban thờ tết đẹp, bày ban thờ thần tài tết, ban thờ tết chuẩn

Vị trí đặt ban thờ Thần tài thế nào mới đúng?

Việc đặt ban thờ Thần tài là điều được coi trọng nhất và thường được đặt theo hướng tốt đối với từng gia chủ hoặc hướng đón Khí (Lộc) từ ngoài vào. Đối với những người buôn bán, kinh doanh, ban thờ Thần tài được đặt hướng thuộc cung Thiên Lộc hoặc Quý Nhân.

Cung Thiên Lộc mang lại may mắn về tiền bạc, tài sản thăng tiến, thịnh vượng. Bên cạnh đó, việc đặt ban thờ theo cung này còn khiến gia chủ làm ăn tấn tới, phát đạt, kinh doanh thuận lợi. Tuy nhiên, cần phải tránh hướng chịu sự ảnh hưởng của các sao xấu: Không vong, Tử, Tuyệt. 

Cung Quý Nhân: Quý Nhân Thiên Ất là vị thần đứng đầu cát thần, được tương truyền là vô cùng linh thiêng, có thể trấn và chế ngự được mọi chỗ động vì thế, hướng Quý Nhân thường mang lại sự bình an, cát khánh, thuận hòa, may mắn cho gia đạo. Không chỉ thế, sao Quý Nhân còn mang ý nghĩa cứu trợ, giải tai ách nên ban thờ đặt theo hướng này gia chủ sẽ gặp hung hóa cát, gặp nhiều thuận lợi trên con đường công danh, học hành. 

Thông thường, khi đặt ban thờ Thần tài, trước mặt phải quang đãng, sạch sẽ; sau lưng tựa vào vách tường chắc chắn, kiên cố và không được trổ lỗ, tránh các góc nhọn ở phía sau lưng ban thờ. 

Ngoài ra, việc đặt ban thờ cần được đặt theo hướng phù hợp với tuổi của gia chủ. 

Ban thờ Tết, Ban thờ Tết Nguyên đán, Bày ban thờ Tết, Ban thờ thần tài Tết, bày ban thờ tết, bày ban thờ tết đẹp, bày ban thờ thần tài tết, ban thờ tết chuẩn

Các đồ vật được đặt trên ban thờ Thần tài?

Để gia chủ hay cơ sở kinh doanh luôn gặp may mắn, thuận lợi, việc bài trí ban thờ Thần tài cũng được chú trọng hết mực. 

Trên ban thờ Thần tài thường được đặt các đồ vật, lễ vật sau:

- Ban thờ Thần tài: kích cỡ phù hợp với từng địa điểm, vị trí, trên vách dán một tấm bài vị. 

- Tượng Thần tài - Thổ địa: thường được làm bằng sứ, đặt hai bên ban thờ. Theo nguyên tắc, vị trí đặt (nhìn từ ngoài vào) sẽ là: tượng Thần tài bên trái, tượng Thổ địa bên phải. 

- Tượng Phật Di Lặc: là vị thần quản lý và ngăn chặn các vị thần làm những điều sai trái, thường được đặt bên trên ban thờ Thần tài.

Ban thờ Tết, Ban thờ Tết Nguyên đán, Bày ban thờ Tết, Ban thờ thần tài Tết, bày ban thờ tết, bày ban thờ tết đẹp, bày ban thờ thần tài tết, ban thờ tết chuẩn

- Hũ gạo, hũ muối, hũ nước đầy: được đặt ở giữa hai tượng Thần tài - Thổ địa. Đây là những vật tượng trưng cho cuộc sống no đủ, êm ấm và được đặt từ đầu năm cho tới cuối năm mới được đem thay.

- Bát nhang: được đặt giữa ban thờ và tuyệt đối không được xê dịch, di chuyển. 

- Lọ hoa tươi: đặt bên phải ban thờ (không nên sử dụng hoa giả). Các loại hoa thường được sử dụng: hoa hồng, hoa cúc, hoa đồng tiền... và quan trọng không được để hoa, lá bị héo trên ban thờ.

- Quả tươi: thường là mâm/đĩa ngũ quả.

- 5 chén nước xếp hình chữ thập: tượng trưng cho ngũ hành và ngũ phương phát triển. 

- 5 củ tỏi: đặt vào trong một chiếc đĩa nhỏ với ý nghĩa xua đuổi ma quỷ.

- Bát nước đầy rắc cánh hoa hồng ở trên: mang ý nghĩa giữ cho tiền bạc không bị trôi đi. Thường được đặt trên nền đất ngoài cùng ban thờ.

- Tượng Ông Cóc: đặt bên trái ban thờ với ý nghĩa đón sinh khí, tài lộc. Ban ngày quay tượng ra ngoài và tối quay vào trong.

Việc thờ cúng Thần tài cần được thực hiện quanh năm, đặc biệt là các ngày mùng 1 (âm lịch), ngày rằm và ngày 10 (âm lịch) hàng tháng là ngày vía thần tài. Xung quanh vị trí đặt ban thờ cũng như tượng các vị thần cần được giữ gìn, lau chùi, tắm rửa sạch sẽ thường xuyên. 

4 điều đặc biệt lưu ý khi thờ cúng Thần Tài - Ông Địa

1. Tuy thờ cúng, bàn thờ để dưới đất, nhưng các vị này rất ưa chuộng sự sạch sẽ, sáng sủa. Vì vậy, trong quá trình thờ cúng, ta nên giữ cho các vị này luôn sạch sẽ bằng cách tắm rửa thường xuyên bằng nước sạch. Khi trời mưa to, các bạn bê Thần Tài, Ông Địa, Ông Cóc cho vào một cái thau sạch và để tắm mưa ngoài trời độ 15phút. Sau đó mang vào lau khô, xịt nước thơm và thắp hương xin. Nhiều lần thấy rất Linh diệu

2. Khi cúng Thần Tài - Ông Địa , người ta thường cúng nhiều thứ, nhưng có lẽ các vị này thích nhất là đồ ngọt. Thịt quay, bánh hỏi, chuối, bưởi…. Nếu ở TP HCM, nên mua tiền giấy cúng riêng Thần Tài - Ông Địa, người ta làm sẵn cả một bộ, trong đó có tiền Quý Nhân (Âm và Dương - Tức là những tờ giấy gập đôi màu đỏ có đục những hình Thần Tài khắp bề mặt). Thứ tiền này không có bán ở miền Bắc.

3. Cách thắp nhang: Khi mới lập bàn thờ, ta nên thắp nhang liên tục trong 100 ngày để bàn thờ tụ Khí. Tuyệt đối không vì sợ tốn điện mà tắt đèn trên bàn thờ, vì những ngọn đèn đó giống như những ngọn Hải Đăng dẫn đường cho các vị giáng xuống trần. Trong 100 ngày đó mỗi sáng chỉ cần thay nước và thắp một nén nhang. Những lúc cần cầu xin điều gì thì thắp 3 nén cắm theo hàng ngang. Những ngày rằm, mùng một, lễ, tết thắp 5 nén theo hình chữ thập. Nên chọn loại nhang cuốn tàn (giữ được tàn), sau một thời gian sẽ có bát nhang rất đẹp và tụ Khí rất tốt. Chỉ đến ngày 23 tháng Chạp mới rút chân nhang (khi bát nhang quá đầy chân nhang) và đem hóa cùng tiền giấy. Khi hóa xong nhớ đổ một chút rượu vào đám tro.

4. Không để hoa, lá héo úa trên bàn thờ vì khi đó dẫn đến làm ăn khó khăn.

Nhi Thảo

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm