Ba kết cục mà Mỹ có thể đối mặt khi chấm dứt 'cuộc phiêu lưu' ở Syria

01/11/2017 22:36 GMT+7 | Trong nước

(Thethaovanhoa.vn) - Chiến tranh Mỹ thường kết thúc theo 3 cách sau: chiến thắng toàn diện; phá hủy rồi để lại tình trạng rối ren hoặc rút quân trong hoảng loạn.

Chiến lược đối ngoại gây tranh cãi của Mỹ tại Trung Đông và Bắc Phi trong thời gian qua đã khiến dư luận đặt ra hai câu hỏi lớn: “Ai chịu trách nhiệm vạch ra chiến lược ở Washington, và họ muốn gì?”.

Theo nhà phân tích quốc phòng và cựu quan chức ngoại giao Canada Patrick Armstrong trả lời phỏng vấn đài phát thanh Sputnik, “bất kể động cơ chiến dịch can thiệp quân sự của Washington vào Syria là gì: ống dẫn dầu, khiến Nga hoặc Iran suy yếu, gây rối hoặc gì đi nữa, nó cũng đã thất bại”.

Với nhiều cáo buộc, từ việc máy bay không quân Mỹ hỗ trợ cho lực lượng IS tại chiến trường Syria bằng cách sơ tán đội ngũ chỉ huy của IS, cho đến những lời tuyên bố của giới quan sát cho rằng chiến dịch giải phóng Raqqa của liên minh do Mỹ dẫn đầu chỉ là một "màn kịch rối", tất cả đều khiến dư luận nghi ngờ đặt câu hỏi.

Chú thích ảnh
Khói sau một cuộc không kích trong cuộc giao tranh giữa lực lượng chính phủ Syria và tổ chức IS. Ảnh: Reuters

Liệu Mỹ có tiếp tục hậu thuẫn lực lượng Dân chủ Syria (SDF) tại Raqqa theo đúng như “kế hoạch cai quản” được các tay súng đồng minh với Mỹ vạch ra trong tháng 4/2017? Liệu Lầu Năm Góc sẽ giúp người Kurd duy trì được quyền kiểm soát các khu vực khai thác dầu mỏ tại Deir ez-Zor mà đã bị IS chiếm lại cách đây hơn 1 tuần?

Mặt khác, thái độ không sẵn sàng ủng hộ các tuyên bố độc lập của đồng minh người Kurd ở Iraq cũng khiến nhiều nhà bình luận phải suy ngẫm và đưa ra kết luận rằng có lẽ Tehran đã thành công trong việc vượt mặt chính quyền Tổng thống Trump trong khu vực, ngăn cản Mỹ tạo ra chỗ đứng trong lòng người Kurd ở Iraq chống lại Iran.

Tuy nhiên, tất cả những câu hỏi trên giống như như câu hỏi khác liên quan đến chiến dịch can thiệp quân sự của Mỹ tại khu vực, không có lời giải đáp, bởi vì không một ai biết chính xác câu trả lời cho hai câu hỏi chính: “Ai chịu trách nhiệm ở Washington và mục đích của họ là gì?”.

Cựu quan chức ngoại giao nhấn mạnh, mặc dù rõ ràng kế hoạch của Mỹ tại Trung Đông đang vỡ vụn ra thành từng mảnh, Washington không hề có ý định thừa nhận mình thất bại.

“Mỹ luôn luôn có một mưu đồ riêng – người Kurd ở Syria, đội ám sát ở Afghanistan – để trì hoãn ngày kết thúc. Chiến tranh Mỹ thường kết thúc theo 3 cách sau: thứ nhất, chiến thắng toàn diện (1945); thứ hai, phá hủy rồi để lại tình trạng hỗn loạn phía sau (Kosova, Somalia hoặc Libya), và cuối cùng, rút quân trong hoảng loạn (Việt Nam). Hiện tại, có lẽ phương án 3 sẽ xảy ra tại Syria”, ông Armstrong nhận định.

Tính đến tận thời điểm này, kế hoạch Syria của Mỹ vẫn rất rõ ràng, lật đổ cựu Tổng thống Hafez Assad, giờ là Bashar al-Assad và tạo dựng đế chế của người Sunni. Vì theo Mỹ, lợi ích của Mỹ sẽ đạt được tốt nhất khi Syria được trị vì dưới tay một người thuộc tộc Sunni.

Sau sự kiện Liên Xô sụp đổ năm 1991, các chế độ ủng hộ Xô Viết tại Trung Đông, Trung Á và Mỹ Latin dường như trở thành con mồi dễ dàng cho các nhà hoạch định chiến tranh của Mỹ.

Tướng Mỹ quân đội về hưu Wesley Clark – một ứng viên tranh cử Tổng thống năm 2004 trong một bài phát biểu năm 2007 hồi tưởng lại cựu Thứ trưởng Quốc phòng đặc trách Chính sách Paul Wolfowitz tiết lộ một kế hoạch Mỹ “trong 5 đến 10 năm nữa sẽ xóa sổ hết chế độ ủng hộ Xô Viết” tại Syria, Iran và Iraq.

Hay trong năm 2006, cựu Đại sứ Mỹ tại Syria William Roebuck cũng ngầm thông báo về Washington về “nguy cơ dễ bị tấn công” của chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad và những “phương án có thể triển khai”.

Tuy nhiên, với hai năm mở chiến dịch không kích ở Syria, Nga đã khiến các nhà hoạch định chiến lược của Mỹ bất ngờ, buộc Washington phải thay đổi kế hoạch.

Sau cuộc họp ngày 23/10 với người đồng cấp Iraq Ibrahim Jaafari, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nhấn mạnh Moskva muốn Washington phải trả lời các câu hỏi về chiến lược mới của mình tại Syria một cách trung thực và rõ ràng.

Đặc biệt Ngoại trưởng Lavrov yêu cầu Mỹ phải giải thích về lời kêu gọi thiết lập một loạt các “chính quyền” địa phương trên lãnh thổ Syria và một cuộc “di cư” của các tay khủng bố IS từ Raqqa chuyển đến những khu vực do lực lượng vũ trang thân Mỹ kiểm soát.

Lầu Năm Góc lần đầu công khai video F-18 Mỹ bắn tan Su-22 của Syria

Lầu Năm Góc lần đầu công khai video F-18 Mỹ bắn tan Su-22 của Syria

Lầu Năm Góc vừa công bố những đoạn quay đầu tiên về vụ chạm trán trên không hiếm gặp giữa chiến đấu cơ Su-22 của quân đội Syria và hai chiếc F/A-18E Super Hornet của Hải quân Mỹ trên bầu trời Syria hôm 18/6.

Hồng Hạnh/Báo Tin Tức

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm