20/01/2012 13:11 GMT+7 | Thế giới
Còn Giáo sư Nguyễn Lang (Phó chủ nhiệm Hội đồng tư vấn kinh tế - Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam) băn khoăn về những gì mặt trận cấp cơ sở đã làm trên tư cách bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người dân trong khi sự việc đã xảy ra nhiều năm, người dân nhiều lần khiếu kiện...
Luật sư Tiết: "Chính quyền và người dân không phải ai cũng đúng hoàn toàn".
Ảnh: Nguyễn Hưng.
Trong khi Mặt trận Tổ quốc huyện Tiên Lãng chưa có ý kiến, ông Hoàng Anh Tuấn, Trưởng ban Dân vận huyện ủy Tiên Lãng cho hay, việc thu hồi đất của gia đình ông Đoàn Văn Vươn và các hộ khác là đúng quy định của pháp luật. Lý do vì nơi đó sẽ làm sân bay quốc tế và huyện sẽ quai đê lấn biển lần 2 để di dân ra đó.
Cũng theo ông Tiết, tất cả những trình bày, báo cáo của chính quyền, cơ quan chức năng xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng và thành phố Hải Phòng và tâm tư, chia sẻ của người dân sẽ được tổng hợp để báo cáo lãnh đạo Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Trung ương.
Đoàn giám sát đã xuống đầm tôm và ngôi nhà bị san phẳng của gia đình ông Vươn
để nắm tình hình. Ảnh: Nguyễn Hưng
Chiều cùng ngày, đoàn giám sát cũng tiếp xúc với các chủ đầm tôm thuộc diện bị thu hồi đất như Vũ Văn Luân, Lương Văn Trong. Đoàn thăm hỏi và động viên bà Nguyễn Thị Thương (vợ ông Vươn) và chị Phạm Thị Hiền (vợ ông Quý) nhân dịp Tết. Hai người phụ nữ này cho hay, sau khi nhà bị phá, hiện giờ gia đình vẫn phải tá túc nhờ nhà người họ hàng.
Người đảng viên già này cho biết thêm, những năm tháng lấn biển, gia đình ông Vươn ở nhờ nhà ông nên ông tận mắt chứng kiến cảnh khó ngọc, gian nan của kỹ sư nông nghiệp khi "đánh bại" thiên nhiên.
Luật sư Lê Đức Tiết lắng nghe tâm sự của bà Thương (ngoài cùng bên trái)
và chị Hiền. Ảnh: Nguyễn Hưng.
Khẳng định việc gia đình ông Vươn tấn công người thi hành công vụ là sai nhưng ông Phạm Văn Bài (thôn Chùa trên) cho rằng, gia đình ông Vươn có công đối với người dân Vinh Quang và mới hưởng thành quả từ đầm tôm khoảng 2 năm nay. "Nhà anh Vươn còn nợ ít nhất 2-3 tỷ đồng, đến lúc bắt đầu làm ăn được thì bị thu lại", ông Bài nói.
Sáng nay, đoàn giám sát sẽ làm việc với Mặt trận Tổ quốc thành phố Hải Phòng.
Trước đó ngày 5/1, khi hơn 100 cảnh sát, bộ đội cưỡng chế, thu hồi đất của gia đình ông Đoàn Văn Vươn, một số người đã gài mìn tự chế trong vườn, cầm súng hoa cải chống lại. Bốn cảnh sát và hai cán bộ huyện đội bị thương. Vụ nổ súng không chỉ tồi tệ nhất trong lịch sử cưỡng chế ở Hải Phòng mà còn làm chấn động dư luận cả nước. Ngày 10/1, 4 bị can gồm Đoàn Văn Quý (46 tuổi), Đoàn Văn Vươn (49 tuổi), Đoàn Văn Sịnh (55 tuổi) và Đoàn Văn Vệ (38 tuổi) bị khởi tố, bắt tạm giam về tội giết người. Phạm Thị Báu (tức Hiền, vợ ông Quý) và Nguyễn Thị Thương (vợ ông Vươn) bị khởi tố về tội chống người thi hành công vụ, song được toại ngoại và cho áp dụng biện pháp ngăn chặn là cấm đi khỏi nơi cư trú. Tuy nhiên, bên cạnh việc vi phạm pháp luật của người dân, nhiều vấn đề cũng đã được đặt ra như tính pháp lý của quyết định thu hồi đất khai hoang, thẩm phán ký vào thỏa thuận rút đơn kiện, chính quyền phá hủy nhà ông Đoàn Văn Vươn ngoài khu vực cưỡng chế . Nguyên Thứ trưởng Tài nguyên Môi trường Đặng Hùng Võ khẳng định, quyết định thu hồi đất của UBND huyện Tiên Lãng với gia đình ông Vươn vừa trái luật vừa trái đạo lý, cố tình tước bỏ quyền lợi của người dân. Và ông cho biết, sẵn sàng đối chất với huyện Tiên Lãng về vấn đề này. Thủ tướng đã yêu cầu Chủ tịch UBND Hải Phòng kiểm tra làm rõ trách nhiệm vụ cưỡng chế đất. Bộ Công an, Bộ Tài nguyên Môi trường, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cũng đã vào cuộc. |
Theo Vnexpress
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất