09/01/2009 13:50 GMT+7 | Ý kiến bạn đọc
Tịnh tâm xưa vốn là nơi nghĩ dưỡng cho các đời vua triều Nguyễn. Không chỉ là phong cảnh hữu tình, nên thơ mà nơi đây còn có nỗi tiếng với hương sen hồ Tịnh.
Lần theo sử cũ mới thấy sự nghiệt ngã ghê gớm của thời gian. Hàng chục công trình trong khuôn viên hồ Tịnh Tâm như: đình Tứ Đạt, đảo Bồng Lai, gác Nam Huân, lầu Bát Giác… nay chỉ còn là đống gạch vụn. Đảo Phương Trượng chỉ còn là một đảo hoang với cỏ dại, đất đá ngổn ngang. Chính giữa đảo Bồng Lai là điện Bồng Doanh 3 gian hai chái, mái chồng, lợp bằng ngói lưu li vàng, chung quanh tường bao bọc bằng lan can gạch, nay điện này cũng không còn.
Khắc khoải hương sen hồ Tịnh!
Hồ Tịnh Tâm nhiều sen bách diệp Đất Hương Cần ngọt quýt, thơm cam |
Hương sen Hồ Tịnh còn giúp thư giãn tinh thần, là đề tài muôn thuở của các bậc thi nhân đất Thần Kinh. Xưa kia vua Minh Mạng, Thành Thái “tinh thần bất an” đã ra đây nghỉ dưỡng. Không ai xa lạ, chính tay vua Minh Mạng - vị vua tài ba nhất triều Nguyễn, đã làm 10 bài thơ vịnh cảnh, hương sen hồ Tịnh. Vào mùa hè sen nở “hương thơm bay xa đến mười dặm”. Hồ Tịnh còn là nơi tổ chức các buổi yến tiệc, vịnh thơ, thưởng hoa của các tân tiến sỹ sau khi lễ “truyền lô” được xướng lên. Ngoảnh về quá khứ, hương sen hồ Tịnh vang bóng một thời, mà nay thấy chạnh lòng. Lòng hồ Tịnh Tâm - nơi được xem là “thánh địa” của những loài sen quý nay chỉ còn cái ao tù bạt ngàn rau muống!
Tương lai nào cho Tịnh Tâm?
Theo anh Trần Xuân Lý, Trưởng Ban Quản lí khu di tích hồ Tịnh thì năm 2004, để tạo thêm một “sân chơi” nữa cho khách du lịch, phục vụ festival Huế, hồ Tịnh Tâm đã được trùng tu tôn tạo do Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế làm chủ đầu tư. Bao gồm các hạng mục chính: quy hoạch chống lấn chiếm, giải tỏa để tạo cảnh quan chung.
Song, kể từ đó đến nay, di tích này lại gần như rơi vào quên lãng mặc dù nó nằm không xa Đại Nội Huế bao nhiêu! Hầu hết các hạng mục chính đã mất dấu. Việc những hộ dân sống hai bên khu vực hồ Tịnh Tâm hiện nay, hàng ngày đang “giết” chết lòng hồ bởi những cống thoát nước và rác thải.
Để kết thúc bài viết này, xin nhắc lại lời thổn thức của cụ Bửu Ý, một học giả đã có nhiều công trình nghiên cứu về triều Nguyễn: “Ngày nay, tuy hồ Tịnh Tâm đã được tu bổ lại, du khách thường lui tới vãn cảnh, nhưng nếu so sánh với hồi xưa thì mười phần chưa bằng một!”
Nguyễn Khánh (Huế)
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất