20/05/2009 09:17 GMT+7 | Tình yêu - Giới tính
1. Nên uống nhiều nước.
Nếu cơ thể bị đổ mồ hôi nhiều vì trời nóng, bạn nên chắc chắn rằng bạn đã nạp đủ chất lưu vào cơ thể. Nên uống từ tám đến mười cốc nước mỗi ngày. Tuy nhiên uống nhiều quá cũng không tốt, uống quá nhiều nước sẽ dẫn tới hiện tượng nhiễm độc nước, có thể dẫn tới tình trạng làm các cơ mệt mỏi, chuột rút…
2. Đi bơi
Nên đi bơi, đi bơi không chỉ giúp điều hòa khí huyết, có lợi cho thai nhi mà còn khiến bạn thấy mát mẻ hơn. Bạn cũng có thể tắm ở biển nhưng luôn đảm bảo rằng sóng sẽ không đánh mạnh làm bạn ngã.
3. Mặc quần áo có chất liệu thoáng mát:
Mặc quần áo có chất liệu vải thoáng mát sẽ không khiến bạn chảy nhiều mồ hôi đồng thời sẽ giúp bạn thấy mát mẻ hơn và ngăn chặn rôm sảy phát triển ở ngực và bụng. Luôn mang theo bình chứa nước có vòi phun để có thể làm mát cơ thể bất cứ khi nào bạn thấy quá nóng.
3.Thở đều đặn
Thở cũng là một nhân tố quan trọng với phụ nữ mang bầu, Việc thở có thể giúp bạn cảm thấy bớt nóng hơn. Hãy chắc chắn rằng bạn có môt nhịp thở đều đặn, có nhiều người thở quá gấp trong khi có những người thở quá chậm. Nếu bạn mắc những chứng bệnh về hô hấp vì bị dị ứng hay hen suyễn thì bạn nên ở trong nhà không nên ra ngoài.
4. Tránh ánh nắng trực tiếp
Tránh ánh nắng trực tiếp vì phụ nữ mang thai da dễ bị cháy nắng hơn phụ nữ bình thường. Nên uống một cốc nước mỗi giờ khi bạn ra ngoài khi trời nắng. Tránh những hoạt động mạnh vào những giờ mà ánh ắng gay gắt. Sử dụng kem dưỡng da chống nắng có độ SPF cao(SPF 30 hoặc 45). Nên hạn chế thời gian tiếp xúc với ánh nắng mặt trời càng nhiều càng tốt. Nếu tiếp xúc nhiều sẽ dẫn tới tình trạng mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt và khát nước quá mức. Khi bị say nên nằm xuống và uống một chút nước lạnh. Chườm khăn mặt lạnh và ẩm vào phía sau cổ, trán, và đỉnh đầu là cách hữu hiệu để làm giảm nhiệt độ cơ thể
5. Hạn chế khó chịu khi bị phù chân
Một vấn đề khác với phụ nữ mang thai vào mùa hè là hiện tượng chân bị phồng hay còn gọi là phù chân. Nếu một nửa thời gian mang thai rơi vào mùa hè thì nhiệt độ của chân bị phù sẽ tăng lên đột ngột.
Một số việc nên làm khi bị phù chân:
Nên làm:
- Nằm nghỉ từ 30 đến 60 phút mỗi ngày sau giờ làm việc hay trong thời gian nghỉ trưa.
- Nên nâng chân cao lên trong khi ngủ bằng cách đặt một cái khăn đã được cuộn cao hoặc chăn dưới nệm chỗ để chân.
- Đi những đôi giày, dép rộng rãi và thoải mái cho chân. Nên đi đôi giày có size lớn hơn đôi giày bạn thường đi một cỡ .
- Đi bộ 2 đến 3 lần mỗi tuần vào lúc thời tiết mát mẻ.
- Nên tháo vòng cổ,lắc tay, lắc chân nếu nó thít vào da bạn.
Không nên:
- Mặc áo bó sát vào cơ thể đặc biệt là ở phần eo.
- Không nên đứng ở một chỗ quá lâu
- Nên giảm bớt lượng muối nhưng không nên ăn quá ít muối trong khẩu phần ăn của bạn. Trong muối có chứa chất lođua là thành phần hữu ích cho sức khỏe thai nhi.
Lê Anh (Theo MedicineNet)
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất