Biểu tượng Messi và người đàn ông sau miếng giấy ăn

06/07/2017 08:46 GMT+7

(Thethaovanhoa.vn) - Lionel Messi vừa gia hạn hợp đồng với Barca đến 2021, nhận lương 40 triệu euro và thêm tiền lót tay 50 triệu euro. Sẽ không có Messi và Barca như hiện nay, nếu không nhờ sự quyết đoán của một người đàn ông có tên Joan Lacueva.

Rất ít khi được nhắc đến, nhưng chính Joan Lacueva - người qua đời những ngày này cách nay 3 năm, đã chắp bút cho câu chuyện về thiên tài Messi và kỷ nguyên rực rỡ nhất lịch sử Barca.

Chuyện từ miếng giấy ăn

Ông Jorge Messi thực sự mệt mỏi. Đó là những ngày tháng 10/2000. Những đồng bạc mà ông và gia đình chắt chiu đã tiêu gần hết sau chuyến đi đến thành phố Barcelona. Những lời hứa về việc đưa cậu bé Leo Messi vào học viện La Masia vẫn chưa được giải quyết. “Nếu không có hợp đồng, chúng tôi sẽ ra về ngay lập tức”, ông Jorge tuyên bố với giọng mạnh mẽ. Ông đã quá mệt mỏi, tiền thì sắp hết, trong khi con trai Leo còn vất vả hơn. Cậu bé quá nhỏ, lại thêm vấn đề từ thiếu hormone tăng trưởng.

Hôm ấy, họ có mặt trong nhà hàng Club Tenis Pompeia. Carles Rexach, GĐTT của Barca, cùng vị Phó Chủ tịch Josep Maria Minguella buộc phải đưa ra quyết định. Sau cuộc thảo luận ngắn với Horacio Gaggioli - đại diện của công ty luật Marke, và cũng thay gia đình Messi đàm phán - Rexach tự quyết định bằng cách lấy miếng giấy ăn trên bàn rồi ghi hợp đồng. “Tôi, Charly Rexach, với sự góp mặt của Horacio Gaggioli, và Josep Minguella, đồng ý thuê Lionel Messi theo các điều khoản thỏa thuận, và sẽ bảo vệ điều này cho dù nội bộ CLB tồn tại nhiều sự phản đối”.

Tờ giấy ăn ấy hiện vẫn được lưu giữ trong văn phòng Barca. Sở dĩ Barca kéo dài việc ký hợp đồng với cậu bé 13 tuổi Messi là vì nhiều quan chức không đồng tình. Họ phản đối việc bỏ chi phí để giải quyết vấn đề thiếu hormone tăng trưởng của Messi, cũng như hỗ trợ ông Jorge cuộc sống ở Barcelona. Vì thế, Rexach buộc phải cam kết bảo vệ bản hợp đồng được viết trên tờ giấy ăn.

Lionel Messi CHÍNH THỨC gia hạn hợp đồng, phí giải phóng đạt mức 'khổng lồ'

Lionel Messi CHÍNH THỨC gia hạn hợp đồng, phí giải phóng đạt mức 'khổng lồ'

Barca thông báo rằng Lionel Messi sẽ gia hạn hợp đồng với đội bóng đến năm 2021. Như vậy, Messi sẽ thi đấu cho Barca đến năm 34 tuổi.

Người đứng sau sự kiện lịch sử

Tấm giấy ăn ghi hợp đồng giờ đây là tài sản của nhà Messi, niềm tự hào của Barca. Nhưng phía sau là một người đàn ông mà rất ít người nhắc đến. Người đàn ông ấy từng là quan chức của Espanyol, trước khi đến Barca giữ một chân trong Ban Giám đốc dưới thời Chủ tịch Joan Gaspart. Ông là Joan Lacueva. Trước khi trở thành một người của Barca, Joan Lacueva làm rất nhiều việc khác nhau. Trong đó, ông tạo được nhiều dấu ấn về bóng ném.

Chú thích ảnh

"Tôi không biết giải thích vì sao. Cậu bé chỉ hơn 12 tuổi. Nhưng tôi thấy đó là một người có tố chất thành ngôi sao", Lacueva tâm sự trong một cuộc phỏng vấn với tờ El Pais năm 2010. Lacueva chính là người đã nhắc Rexach về chuyện lấy giấy ăn để ghi hợp đồng tham khảo. Sau đó, ông tự chép tay lại mọi điều khoản hợp đồng, rồi làm việc với đại diện công ty Marka để hoàn tất các thủ tục hành chính.

Chuyện hành chính và pháp lý đã xong, Lacueva - với cương vị người chịu trách nhiệm lớn nhất ở khâu đào tạo trẻ La Masia - phải tự viết một tập tài liệu dày chỉ để bảo vệ quyết định đưa Messi về Barca, cũng như hỗ trợ ông Jorge một công việc để cải thiện thu nhập trong thời gian sống ở Barcelona. "Phải, tôi phải báo cáo lên cấp quản lý cao hơn và hội đồng quản trị". Rexach nhớ lại, "ông ấy đã yêu cầu tôi viết hợp đồng, và đưa ra những quyết định quan trọng. Đó không phải là một đứa trẻ bình thường...", tôi vẫn nhớ như in câu nói ấy.

Antonella Roccuzzo có sung sướng khi làm vợ Messi?

Antonella Roccuzzo có sung sướng khi làm vợ Messi?

Vừa qua, Lionel Messi và Antonella Roccuzzo đã kết hôn tại trung tâm thành phố Rosario. Từ một cô gái tỉnh lẻ, Antonella giờ đây trở thành vợ của chân sút xuất sắc nhất thế giới. Với tất cả, cô gái sinh năm 1988 đó như nàng Lọ Lem của đời sống thực tại bởi đã gặp được chàng hoàng tử trong mơ, chung tình và giàu có.

Bỏ tiền túi vì Messi

Câu chuyện không dừng lại ở đó. Trước khi bản hợp đồng trên giấy ăn của GĐTT Rexach có hiệu lực, toàn bộ thành phần quan chức Barca bước vào cuộc họp quan trọng chỉ để ký hay không ký hợp đồng chính thức với Messi. Bộ phận phản đối ở Barca xuống nước sẽ nhận Messi vào La Masia vì cam kết, nhưng không sẵn sàng điều trị bệnh thiếu hormone tăng trưởng.

Chi phí điều trị không hề rẻ chút nào, dù thực tế nó chỉ là một phần nhỏ trong ngân sách của Barca. Hội đồng quản trị Barca vẫn chưa tin vào việc Messi sẽ thành tài. Joan Lacueva vừa phải đấu tranh với cấp trên, vừa lấy tiền túi để trả những liều thuốc đầu tiên trong đợt điều trị của Messi.

Ở Barca, hợp đồng với các cầu thủ chỉ có hiệu lực khi có đủ chữ ký của hai vị phó chủ tịch và đại diện của nhóm luật sư. Phó Chủ tịch Minguella đã ký. Nhưng vị phó chủ tịch còn lại không đồng ý. "Ông nghĩ rằng ông còn ở Espanyol à? Ở đây, chúng tôi không có những khoản hoa hồng", vị sếp phó còn lại đưa ra câu nói khiến Lacueva tức giận. Nhưng ông bình tĩnh để bảo vệ quan điểm của mình.

"Chúng tôi không có ý xúc phạm Lacueva. Cuộc họp chỉ để tranh cãi không nên lãng phí thời gian vì một đứa trẻ. Tôi hiểu nỗ lực của Lacueva, Rexach và Minguella", CEO Anton Parera kể lại cuộc tranh luận. Ông Parera ủng hộ mạnh mẽ mọi chuyện, và chính ông đã chuẩn bị mọi thứ cho việc ký hợp đồng. Mặc dù vậy, dù ông đưa ra tiếng nói thì cũng không đủ.

Pep Guardiola: ‘Phải mất 10 năm nữa Man City mới theo kịp Real, Barca’

Pep Guardiola: ‘Phải mất 10 năm nữa Man City mới theo kịp Real, Barca’

HLV Pep Guardiola mới đây đã lên tiếng thừa nhận, rằng Man City sẽ phải mất cả thập kỷ nếu muốn ở cùng đẳng cấp với những đội bóng hàng đầu châu Âu.

Một con người lạc quan

Sau cùng, Lacueva chiến thắng. Barca chấp nhận làm mọi thứ cho Messi, và hợp đồng có hiệu lực kể từ tháng 2/2001. Chỉ một năm sau đó, Joan được chẩn đoán bị mắc bệnh bạch cầu lymphocytic mãn tính. Một căn bệnh nguy hiểm. Nhưng ông thoải mái, luôn mỉm cười, dễ gần và chỉ tập trung vào công việc. Joan không bao giờ để căn bệnh ảnh hưởng đến tinh thần và công việc. Sự giúp đỡ của bác sĩ, gia đình và bạn bè càng giúp ông có thêm thời gian cho công việc.

Bệnh bạch cầu ảnh hưởng về thể chất, nhưng không thể khiến tinh thần Lacueva mất đi sự lạc quan. "Đó là tấm gương về sự lạc quan", Rexach tâm sự. Ông còn có máu hài hước. Trong thời gian điều trị, Joan vẫn tác động lớn đến sự phát triển của Barca, nhất là La Masia. Thế nên, mỗi khi Messi trải qua nhiều cột mốc quan trọng, anh luôn đến bên Joan. Đó là khi anh nhận chiếc áo số 10, kế thừa Ronaldinho, hay Quả bóng Vàng 2010. Chiếc áo số 10 đầu tiên mà Messi khoác được Joan giữ lại, cho đến khi ông qua đời bởi bệnh mãn tính chuyển sang ung thư.

Ngày Joan qua đời, đầu tháng 5/2014, Messi đã khóc. Anh vừa ký hợp đồng mới với Barca, nhận lương kỷ lục 40 triệu euro. Nhưng Joan Lacueva không có dịp chứng kiến.

Lacueva giữ Iniesta ở lại Barca

Sau khi Joan Lacueva buộc Barca phải chấp nhận Messi, ông đối mặt với vấn đề khác: Andres Iniesta sang Real Madrid. Ông Jose Antonio Iniesta, cha của Andres, muốn con trai sang Real và đã có những cuộc đàm phán. Barca không có ý định giữ Iniesta, một cậu bé có thể hình quá nhỏ. Lacueva gặp riêng Chủ tịch Gaspart, cố gắng làm mọi cách có thể để Barca giữ Iniesta. Joan đã thành công, và thời gian chứng minh ông chính xác. Iniesta chính là một phần lịch sử của Barca. Họ đang cùng giữ kỷ lục 30 danh hiệu trong lịch sử CLB.

Ngọc Huy
Thể thao & Văn hóa

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm