Chiều 26/6, Hội đồng xét xử của Tòa án nhân dân Cấp cao tại Hà Nội đã tuyên án phúc thẩm vụ án góp vốn 800 tỷ đồng của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) vào Ngân hàng Thương mại cổ phần Đại Dương (OceanBank).
Sáng 19/6/2018, Tòa án nhân dân Cấp cao tại Hà Nội mở phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ án góp vốn 800 tỷ đồng của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) vào Ngân hàng Thương mại cổ phần Đại Dương (OceanBank). Dự kiến, phiên tòa diễn ra từ ngày 19 - 25/6/2018.
Chiều 9/5, Tòa án nhân dân Cấp cao tại Hà Nội tiếp tục phần xét hỏi trong Phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ án “Tham ô tài sản”, “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Tổng Công ty cổ phần Xây lắp dầu khí Việt Nam - PVC. Tòa đã triệu tập đại diện Văn phòng Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) để làm rõ việc chuyển, nhận các văn bản liên quan đến vụ án.
Sáng 8/5, Tòa án nhân dân Cấp cao tại Hà Nội tiếp tục phần xét hỏi trong phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ án “Tham ô tài sản”, “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Tổng Công ty cổ phần Xây lắp dầu khí Việt Nam - PVC.
Sau hơn 2 tuần tuyên án phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án góp vốn 800 tỷ đồng của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) vào Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Dương (OceanBank), đến nay, Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội đã nhận được đơn kháng cáo của 6 bị cáo trên tổng số 7 bị cáo trong vụ án này.
Tại phiên tòa, Hội đồng xét xử đã tiến hành đối chất giữa các bị cáo, người làm chứng, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan nhằm làm rõ trách nhiệm của các bị cáo trong việc thực hiện ba lần góp vốn vào OceanBank.
Theo dõi phiên tòa đặc biệt này, nhiều cán bộ, đảng viên, nhân dân đều chung nhận định: Phiên tòa xét xử công khai, thể hiện sự nghiêm minh, đúng quy định của pháp luật, qua đó củng cố niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng.
Đáng lưu ý, trong phần đối đáp của mình, đại diện Viện Kiểm sát đã đưa ra nhiều tài liệu, bằng chứng để nêu lên những hậu quả nặng nề từ việc chỉ định nhà thầu kém năng lực là PVC trong thực hiện Dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2.
Ngày 16/1, phiên tòa xét xử sơ thẩm bị cáo Trịnh Xuân Thanh (nguyên Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tổng Công ty Cổ phần Xây lắp dầu khí Việt Nam – PVC) và đồng phạm được tiếp tục với phần đối đáp giữa đại diện Viện Kiểm sát giữ quyền công tố tại phiên tòa và các luật sư, các bị cáo.
Một số luật sư bào chữa cho Trịnh Xuân Thanh và bản thân bị cáo Trịnh Xuân Thanh cũng cho rằng bị cáo Trịnh Xuân Thanh không phạm tội tham ô tài sản, có chăng chỉ là hành vi thiếu trách nhiệm, gắn với trách nhiệm của người đứng đầu.
Các luật sư bào chữa cho bị cáo Trịnh Xuân Thanh đã tập trung phân tích nhiều chứng cứ và đưa ra các luận điểm nhằm gỡ tội cho bị cáo Trịnh Xuân Thanh.
Chiều 11/1, phiên tòa xét xử bị cáo Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm chuyển sang phần tranh tụng công khai. Đại diện Viện kiểm sát giữ quyền công tố tại phiên tòa đã đọc bản luận tội và đề nghị mức án đối với từng bị cáo.
Sáng 11/1, phiên tòa xét xử bị cáo Trịnh Xuân Thanh (nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng Công ty cổ phần xây lắp Dầu khí Việt Nam – PVC) và đồng phạm được tiếp tục với phần thẩm vấn của các luật sư đối với các bị cáo...
Sáng 11/1/2018, tại Hà Nội, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội tiếp tục Phiên tòa xét xử sơ thẩm bị cáo Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm, bị truy tố về tội "Cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế, gây hậu quả nghiêm trọng" và "Tham ô tài sản".