Theo phóng viên TTXVN tại Washington, ngày 12/12, Bộ Quốc phòng Mỹ đã thử một tên lửa đạn đạo thông thường phóng từ mặt đất, động thái trước đây bị cấm theo Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF).
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã gửi thông điệp cho các nhà lãnh đạo của nhiều nước, bao gồm các nước thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), trong đó đề xuất không triển khai các tên lửa tầm trung và tầm ngắn bị cấm trong khuôn khổ Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) ở châu Âu và các khu vực khác.
Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu ngày 18/8 nhấn mạnh Nga chưa bao giờ từ chối phán với Mỹ về Hiệp ước các Lực lượng Hạt nhân Tầm trung (INF), đồng thời luôn thể hiện sự minh bạch trong các hành động của mình.
Mỹ đã tuyên bố chính thức rút khỏi Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) từ ngày 2-8. Đồng thời, Bộ Ngoại giao Nga cũng xác nhận chấm dứt hiệu lực của hiệp ước INF vốn được hai nước ký hồi tháng 12-1987. Bước đi này của hai cường quốc hạt nhân đã khiến hiệp ước INF chính thức bị “khai tử”.
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký phê chuẩn dự luật đình chỉ Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF). Thông tin này được đăng trên trang web chính thức của Chính phủ Nga ngày 3/7.
Ngày 4/3, Điện Kremlin thông báo Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký ban hành một sắc lệnh đình chỉ sự tham gia của Nga trong Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) với Mỹ.
Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 13/2 cho biết Ngoại trưởng Mike Pompeo đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp Nga Sergey Lavrov về Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) và tình hình Venezuela.
Ngày 11/2, Bộ Ngoại giao Nga khẳng định Mỹ chưa đưa ra được bất cứ bằng chứng nào cho thấy Moskva vi phạm Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF).
Với việc tuyên bố rút khỏi Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF), Mỹ đang bắt đầu cuộc chạy đua vũ trang, đặt Nga vào thế phải tăng cường bảo đảm an ninh quốc gia.