17/11/2011 14:00 GMT+7 | Văn hoá
Trong một thời gian dài, chúng ta quá quan tâm đến giáo dục tri thức mà xao lãng việc giáo dục đào tạo, giáo dục nhân cách thẩm mỹ, tâm hồn, dẫn đến hệ lụy có thể thấy như sự sai lệch về tư tưởng, thẩm mỹ trong bộ phận giới trẻ...
* Vậy các ông đã khắc phục tình trạng trên ra sao?
“Chúng tôi đang hoàn chỉnh đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ phổ cập âm nhạc và giáo dục nghệ thuật trong hệ thống các trường THPT và Đại học và hy vọng khi áp dụng vào thực tiễn sẽ góp phần tạo nên thay đổi đáng kể cho những lớp công chúng của 10-20 năm nữa…” (Phát biểu của Thạc sĩ Lê Anh Tuấn) |
Để đào tạo giáo viên tạo nên những buổi học có sức thu hút học sinh, quan điểm dạy học của chúng tôi luôn coi người học là trung tâm, đồng thời trang bị và nâng cao năng lực thực hành nghề nghiệp cho sinh viên bên cạnh việc nắm vững lý thuyết. Giáo viên không chỉ “miệng hát, tay đàn” để thuyết phục được học sinh, tạo nên không khí của các giờ học nghệ thuật, mà còn được trang bị khả năng tổ chức chương trình, sự kiện.
Khác với các môn học khác, học nghệ thuật càng có nhiều cơ hội thực hành, biểu diễn, càng tạo sức hấp dẫn đối với học sinh và chương trình tổ chức thành công càng củng cố uy tín của người giáo viên nghệ thuật... Thực tế cho thấy những môi trường học tập như vậy góp phần quan trọng tạo ra những khán giả tương lai yêu thích hay biết thưởng thức nghệ thuật.
Khoa Nghệ thuật đang đảm nhận việc giảng dạy môn nghệ thuật cho tất cả các khoa của trường Đại học Sư phạm Hà Nội và trường chúng tôi là đại học đầu tiên đưa môn âm nhạc vào chương trình đào tạo tín chỉ. Mỗi năm có hàng ngàn sinh viên đăng ký theo học tín chỉ về âm nhạc và đã thấy có khá nhiều tín hiệu vui khác như việc một số trường đại học mời chúng tôi giảng dạy các môn nghệ thuật cho giáo viên hay sinh viên của trường.
Việc khoa đang xây dựng chương trình, đề án đào tạo Cao học ngành Quản lý giáo dục nghệ thuật và ngành Sư phạm nghệ thuật cũng sẽ đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của đông đảo giáo viên âm nhạc, mỹ thuật và của các cán bộ quản lý văn hóa nghệ thuật trong cả nước.* Còn việc đưa những loại hình nghệ thuật truyền thống vào giảng dạy phổ thông?
- Hiện tôi được biết có một số dự án đưa các loại hình sân khấu truyền thống, âm nhạc dân tộc vào giảng dạy và ít nhiều thu được những kết quả khả quan. Với hệ thống liên kết đào tạo trong cả nước, đặc biệt ở cả các vùng sâu vùng xa, chúng tôi luôn chú trọng đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên phát huy và lồng ghép vào chương trình học các giá trị văn hóa truyền thống hay các “đặc sản” nghệ thuật của mỗi vùng miền.Các em có thể chưa hiểu hết những vẻ đẹp văn hóa của cha ông để lại, nhưng sự yêu thích và nhiệt huyết của giảng viên cũng như việc tạo điều kiện để các em được tham gia các hoạt động văn hóa nghệ thuật ở nơi các em sống, giúp các em có cơ hội gần gũi và có thể tự mình khám phá...
* Xin cảm ơn ông đã chia sẻ!
Hải Đông (thực hiện)
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất