Sự thật về những đội bóng một người - Kỳ I: Từ sự thừa nhận của Maradona

28/03/2013 19:11 GMT+7 | Hành tinh bóng đá

(Thethaovanhoa.vn) - Tottenham và Liverpool sẽ ra sao nếu không có Gareth Bale và Suarez? Xây dựng đội bóng xung quanh một ngôi sao đã được chứng minh là con đường phổ biến dẫn tới thành công.

Maradona đã từng thừa nhận rằng không có các đồng đội, thì đến một cá nhân kiệt xuất như anh cũng không thể làm được gì

Tất cả bắt đầu chỉ bằng với một dòng nhận xét trên mạng xã hội Facebook nhận xét về chiến thắng 3-2 của Tottenham trước West Ham hồi  cuối tháng 2. “Phải nói rằng nếu không có Bale, họ chỉ là một đội bóng trung bình trên bảng xếp hạng. Trình độ của Bale vượt xa trình độ của đội bóng.”

Các đội bóng lớn đều dựa dẫm vào một cầu thủ nào đó

Cầu thủ người xứ Wales ăn mừng bàn thắng thứ hai của anh trong trận đấu, cũng là bàn thứ chín trong bảy trận đấu và là bàn thứ 23 trên mọi mặt trận trong mùa giải này. Ảnh hưởng của Bale là quá nổi bật tuy nhiên những kết quả thống kê dựa trên tỉ lệ bàn thắng và đường chuyền quyết định được thực hiện bởi một cá nhân đã chỉ ra  một điều thú vị rằng ngôi sao xứ Wales thậm chí còn chưa nằm trong top 10 đội bóng một người ở Châu Âu và chỉ đứng thứ 2 ở giải ngoại hạng, sau Robin van Persie và chỉ nhỉnh hơn Luis Suarez chút ít.

Tiếp theo màn solo cá nhân trong trận gặp West Ham, Bale lại thể hiện sự vô hại trong trận derby Bắc Luân Đôn 6 ngày sau, như một câu trả lời rằng Spurs không phải là một đội bóng một người.

Điều tương tự cũng đúng với trường hợp Liverpool không có Suarez , Barcelona không có Lionel Messi, Real Madrid không Ronaldo và tất cả những đội bóng một người đã có trong lịch sử. Tại sao các đội bóng này lại dựa quá nhiều vào một cầu thủ để tìm kiếm bàn thắng, kiến tạo và còn nhiều hơn thế?

Diego Maradona trong màu áo Argentina ở Mexico 1986, Matt Le Tissier với Southampton đầu thập niên 1990 hay thậm chí là Alan Shearer, người đã mang về chức vô địch Ngoại hạng cho Blackburn mùa giải 1994-1995, là những ví dụ khác cho những đội bóng một người. Những trường hợp khác gây tranh cãi hơn với Messi và Ronaldo, những cầu thủ đứng đầu và gánh vác cả đội bóng trên vai dù những đồng đội của họ đều là những cầu thủ đẳng cấp thế giới.

Thông thường, cầu thủ đó có thể không giỏi hơn những đồng đội của mình nhưng những kĩ năng đặc biệt của anh ta giống như một chất keo cần thiết để gắn kết cả đội lại với nhau. Một ví dụ được biết đến rất lâu trước thuật ngữ “đội bóng một người” được biết đến trong bóng đá, khi Herbert Chapman quyết định xây dựng đội Arsenal bách chiến bách thắng trong những năm 1930 của ông xung quanh một tiền đạo lùi, Alex James. Cầu thủ nhỏ con người Scotland đến với sân Highbury vào năm 1929, sau khi chỉ huy đội tuyển Scotland của mình đánh bại đội tuyển Anh 5-1 một năm trước đó. Có trong tay những cái tên như Cliff Bastin và Eddie Hapgood, cuộc cách mạng của Chapman đã có đủ chất liệu để thành công, nhưng ông vẫn cần tới James –  như một “bộ óc” của đội bóng – để dính kết họ lại với nhau.

2 cách hình thành đội bóng một người

Có hai cách hình thành đội bóng một người. Cách đầu tiên khá đơn giản: một cầu thủ được chọn để xây dựng một đội bóng xung quanh anh ta. Đây chính là thuật ngữ được nhiều người gọi Spurs và Barca một cách chế giễu, đó thực sự là một cách hiểu sai lầm. Robbie Mustoe, cựu tiền vệ của Middlesbrough từng nói: “ Xây dựng đội bóng của bạn xung quanh một cầu thủ là một cách làm thông thường và phổ biến”. Ứng dụng vào Tottenham: “Andre Villas-Boas đã nhận ra rằng ông ta cần phải cho phép Bale cầm bóng nhiều nhất có thể ở khu vực giữa sân và gạt các cầu thủ khác ra khỏi cánh trái để khai thác tối đa khả năng của Bale. Điểm cộng về sự tiến bộ cho Bale và cũng là thành công của AVB, vì đã nhận ra tầm quan trọng của Bale trong đội bóng”.

Phiên bản thứ 2 của “đội bóng một người” dường như có ít việc phải làm với những những bản đồ chiến thuật nhưng lại có nhiều thứ phải làm để phát huy hết những năng lực cực “dị” của những cá nhân. Chơi giống như siêu động cơ Bryan Robson, Michael Ballack gần như một mình kéo cả đội tuyển Đức tới trận chung kết World Cup 2002. Chỉ với duy nhất một thủ môn Oliver Kahn là ở đẳng cấp thế giới, Ballack dưới thời Rudi Voller đã chiến đấu với đủ vai trò từ đánh chặn, sáng tạo và ghi bàn tất cả đều từ vị trí giữa sân. Chiến thắng trong trận tứ kết và bán kết chỉ kể được một nửa bản hùng ca Ballack đã thể hiện.

“Đó thực sự là đội bóng của tôi”, Maradona, trong hoàn cảnh khác đã tìm thấy “ cảnh giới” của chính mình trong đội hình giành Cúp vàng thế giới năm 1986. Để đáp lại lòng tin tưởng của Carlos Balardo đã xây dựng đội bóng quanh mình, Maradona đã thể hiện một màn trình diễn rất cần thiết của một thủ lĩnh: sự tỏa sáng và cả chất “phủi” đầy cá tính. Nhưng chính Maradona, một trong những cầu thủ vĩ đại nhất mọi thời đại thừa nhận anh sẽ chẳng là gì nếu không có các đồng đội của mình, một cá nhân xuất sắc cũng không thể làm được điều đó một mình. Suy nghĩ đó cũng được chia sẻ bởi những người khác.

Đón đọc kỳ II vào thứ Năm tuần sau: Các ngôi sao tỏa sáng như thế nào?

Tường Anh (lược dịch)
Thể thao & Văn hóa

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm