10/11/2012 16:45 GMT+7 | Man United
(TT&VH Online) - Trong thế giới văn minh ngày nay, từ gia đình ra xã hội, từ tổ chức đến công ty - phong cách độc tài chuyên quyền thường ít nhận được sự đồng thuận, thậm chí bị lên án.
Độc tài, trong một hoàn cảnh nào đó, có thể mang lại thành công, thậm chí làm nên lịch sử. Nói chung độc tài thường làm cho người ta nể sợ, ít khi mang lại sự tôn trọng, lại càng không đồng nghĩa với sự yêu mến. Sự độc tài của Steve Jobs mang lại thành công vang dội cho Apple. Đồng nghiệp và nhân viên coi Jobs là thần tượng, họ nể trọng ông nhưng rất rất ít người yêu quý ông (như chia sẻ trong cuốn tự truyện “Steve Jobs” của tác giả Walter Isaacson).
Nhưng có một người độc tài, thậm chí là độc đoán lại có được cả sự ngưỡng mộ và cả tình yêu của rất nhiều người trên thế giới này (mà đa số chưa một lần được gặp ông). Ông tên là Alex Ferguson (hay đơn giản là Sir Alex) – huấn luận của Manchester United.
Sir Alex được cho là vĩ đại vì ông đã biến Man United từ một cái tên vô danh thành một thương hiệu thể thao đắt giá nhất hành tinh (1,4 tỷ bảng theo đánh giá của tạp chí Forbes) và có lượng fan đông nhất thế giới (xấp xỉ 600 triệu người). Nó đúng hơn, ông là một con người bình thường có trái tim vĩ đại vì cái cách ông đối nhân xử thế với thế giới xung quanh – với học trò của ông, với với chính bản thân ông và đặc biệt là với trái bóng tròn.
Một người độc tài và chuyên quyền.
Biệt danh “ngài máy sấy tóc” là minh chứng sinh động nhất để khắc họa tính cách của ông. Khi cần, ‘máy sấy tóc’ sẽ bật nấc ‘sấy’ cao nhất thổi bay tất cả. Bất kể đó là chàng Becks điển trai biểu tượng của sân Old Trafford (ai mà chẳng biết câu chuyện “chiếc giày bay” cơ chứ), là linh hồn hàng công của Quỷ đỏ Van Nistelrooy (dám gây sự với đồng đội Ronaldo) hay đội trưởng nổi tiếng ‘rắn mặt” của United thế hệ 1999 Roy Keane (bị đã bay sang Celtic FC chỉ vì phát ngôn không đúng ‘khẩu vị” với ông).
…. Có trái tim nhân hậu
Những người bị ông ruồng bỏ có ai oán trách ông? Tất nhiên là lúc bị ‘sấy tóc”, họ cũng giận ông lắm. Người thường bị trách mắng còn hờn dỗi huống hồ họ đều là những siêu sao luôn được tất cả cưng chiều. Nhưng họ chỉ “giận” chứ không ‘oán” ông. Mỗi khi được hỏi về quãng thời gian được dẫn dắt bới Sir Alex, cả Becks, Ruud, Keane, Stam …. đều coi đó là quãng thời gian đẹp nhất, đáng nhớ nhất của cuộc đời cầu thủ. Đối với ông cụ Alex, họ đều coi ông là người cha thứ hai của mình. Đơn giản thôi, khi bôn ba đây đó, họ mới hiểu chẳng ở đâu họ được yêu thương, được bảo vệ như khi đứng trong đội hình của United. Trong phòng thay đồ, họ có thể bị “ông già gân” xạc cho không kịp vuốt mặt. Nhưng họ cũng nghiệm ra rằng, chưa bao giờ ông chỉ trích họ trước ba quân thiên hạ. Ngược lại, ông luôn bảo vệ họ bằng mọi giá (tuy nhiều lúc hơi cực đoan) trước sự săm soi của truyền thông. Họ nhớ mỗi khi bị đối thủ đốn ngã trên sân, họ luôn thấy hình ảnh ông nhảy chồm chồm ngoài đường pitch phản đối trọng tài.
…..Luôn hy sinh cái tôi vì lợi ích của đội bóng
Sự vĩ đại và thành công của Sir Alex một phần lớn nhờ đức tính này. Không ai không biết các vụ lùm xùm xung quanh chuyện làm mình làm mẩy đòi rời Man United của hai siêu sao Ronaldo (năm 2007) và Rooney (2008). Với tuyên bố “biểu tượng duy nhất của Man United là tôi” (nói với Ryan Giggs khi ngày đầu huyền thoại cánh trái này gia nhập United), có lẽ không ai nghĩ ngài “Son” (như các fan tại Việt nam hay gọi đùa ông) đáng kính sẽ chịu xuống nước hai “trẻ ranh” chỉ bằng tuổi mấy đứa cháu ông ở nhà.
Ấy vậy mà có đấy. Ông đích thân bay đến nơi nghỉ mát của Ronaldo để thuyết phục “Rô điệu” ở lại United. Ông lọ mọ đến nhà Rooney để thương thuyết, chiều theo tất tần tật các yêu sách của chàng Shrek miễn là chàng đừng bỏ United ra đi (trộm vía, hắn mà đi thì lúc đó United tìm ai làm biểu tượng). Ông cụ 72 tuổi “hạ mình”một cách bất thường vì ai vậy? Nên nhớ tiền bạc đầy két ra đấy ông chẳng biết dùng làm gì (lương 4,5 triệu bảng/năm tiêu sao hết), danh vọng thì ông quá đủ đầy (cúp vô địch United dành được dưới thời của ông đếm mỏi tay không nhớ nổi là bao nhiêu cái). Tất cả vì hai chữ tình yêu Man United. Ông làm điều đó để “Mờ u” không phải lúc nào cũng xuất sắc nhất nhưng luôn là thương hiệu được ngưỡng mộ nhất. Quan trọng hơn, ông hy sinh cái “tôi’ khi đi thương thuyết với các cầu thủ tuổi con tuổi cháu là để hàng triệu con tim đã trót “phải lòng” Man United tiếp tục được tự hào về tình yêu của mình.
….. Và niềm đam mê bất tận dành cho trái bóng tròn
Bao nhiêu lần United ghi bàn trên sân là bấy nhiêu lần có một ông cụ nhảy cẫng ngoài đường biên như một đứa trẻ lên ba vậy (miệng cười toe toét nhưng rõ duyên). Bao nhiêu lần cầu thủ của ông chơi không đúng ý đồ là bấy nhiêu lần ông cụ này này lại “tăng tốc” nhai kẹo cao su. Đã từ lâu, ông không còn coi bóng đá là một nghề nữa. Nó đã là lẽ sống, là niềm đam mê ăn vào máu thịt. Ông đã sống với nó suốt 26 năm ròng. Nhưng cảm xúc và tình yêu của ông dành cho bóng đá, dành cho Man United vẫn nóng hổi và tươi mới như ngày hôm qua vậy.
Không phải những danh hiệu, chính tính yêu và đam mê bất tận dành trái bóng tròn mới là điều vĩ đại nhất ở Sir Alex.
Nếu có kẻ độc tài nào trên thế gian này làm hàng triệu con tim phải rung động thì người đó chỉ có thể là ông – già làng đáng kính Alex Ferguson.
Nguyễn Đức Sơn
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất