03/04/2014 19:30 GMT+7 | World Cup 2018
(Thethaovanhoa.vn) - Chỉ vài tuần trước khi World 1990 bắt đầu, Chủ tịch LĐBĐ Cameroon khi đó, Paul Biya, quyết định gọi trở lại Roger Milla, một tiền đạo 38 tuổi đã từ giã ĐTQG 3 năm trước và chuyển sang sống ở Reunion, một hòn đảo nhỏ xíu thuộc Pháp ở Ấn Độ Dương, nơi ông đang chơi cho một đội bóng hoàn toàn vô danh với tên gọi Saint-Pierroise. Biya gọi điện thẳng cho Milla và Milla tuyên bố ông “luôn sẵn sàng trở lại phục vụ màu cờ sắc áo quốc gia”.
Những cuộc tập huấn trước giải của Cameroon ở Bordeaux, Pháp và Nam Tư không chỉ là những thất bại nối nhau, mà còn là sự bất đồng sâu sắc trong nội bộ về sự có mặt của Milla và khoản tiền thưởng mà liên đoàn không trả kịp cho các cầu thủ. Thủ môn Joseph-Antoine Bell trở thành đại diện cho các cầu thủ đòi tiền.
Bất chấp tất cả những vấn đề đó, Milla vẫn tỏa sáng. Ông chỉ chơi 9 phút ở trận thắng Argentina, nhưng xác lập vai trò siêu dự bị của mình và ghi 2 bàn ở trận gặp Romania trong trận thứ 2, rồi 2 bàn nữa vào lưới Colombia ở vòng 2, trở thành một trong những cầu thủ được yêu mến nhất giải đấu. “Tôi sẽ nói với các bạn điều này”, Milla nói với France Football sau khi Cameroon bị loại. “Nếu chúng tôi đánh bại Anh, châu Phi sẽ nổ tung. N-ổ t-u-n-g. Sẽ có người chết. Chúa trời đã biết phải làm gì và tôi cảm ơn ngài vì đã để chúng tôi dừng ở tứ kết”.
Trong khi đó Oman-Biyik, đang chơi cho đội hạng Hai Pháp Laval khi vào giải, bỗng nhiên thu hút sự chú ý của các đội mạnh nhất châu Âu, nhưng ông đã không “bẻ kèo” một thỏa thuận từ trước giải và vẫn tới Rennes. Khi được hỏi bàn thắng vào lưới Argentina có phải là thời khắc đẹp nhất sự nghiệp của ông hay không, Oman-Biyik nói: “Chỉ là một trong số đó. Thời khắc đẹp nhất, nếu tôi có thể định nghĩa điều đó một cách rộng hơn, là cả khoảng thời gian ở Ý, những gì chúng tôi đã trải qua, bầu không khí, và tiền bạc nữa”.
Thể thao & Văn hóa
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất