19/07/2013 17:00 GMT+7 | Thế giới
Lực lượng cán bộ quân đội cùng chính quyền địa phương đã quy tập được hơn 370 hài cốt chiến sĩ hi sinh tại tỉnh Kon Tum; trong đó, 180 chiến sĩ là người Hà Nội cùng 191 chiến sĩ ở các tỉnh phía Bắc thuộc Trung đoàn 209 hi sinh tại đây.
Nhân dịp này, tỉnh Kon Tum cũng tổ chức lễ công nhận di tích lịch sử cấp tỉnh đối với Di tích lịch sử điểm cao 995 - Chư Tan Kra theo quyết định số 495/QĐ-UBND.
Trước đó, ngày 19/5/2011, tại xã Ya Xier, huyện Sa Thầy, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội và UBND tỉnh Kon Tum đã tổ chức lễ khởi công xây dựng Khu tưởng niệm Liệt sĩ.
Việc xây dựng Khu tưởng niệm Liệt sĩ Chư Tan Kra bắt đầu từ loạt bài viết của báo Thể thao & Văn hóa. Năm 2009 nhân kỷ niệm 34 năm ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, các PV Thể thao & Văn hóa đã cùng các cựu binh Hà Nội trở lại Tây Nguyên, nơi mà trận đánh và những hy sinh của người lính Hà Nội bị vùi sâu trong ký ức bởi những tư liệu quá ít ỏi của trận đánh bí mật năm xưa.
Như nhà báo Huy Minh đã viết khi bắt đầu loạt bài đi tìm "Những vong hồn trên đỉnh Chư Tan Kra": Đất nước đã thống nhất 34 năm, nhưng với không ít người, chiến tranh vẫn còn đó, nguyên vẹn, day dứt, ám ảnh như vừa mới ngày nào. Một ngày cuối tháng ba, 5 “Việt Cộng Bắc Việt” giờ đã là những thương binh tóc hoa râm trở lại Trường Sơn tìm mồ chôn tập thể do Mỹ chôn cất, nơi hơn 200 lính người Hà Nội gốc – đồng đội của họ - đã cùng nằm lại miền đất đỏ Tây Nguyên ngay trong trận đầu nổ súng, mà 41 năm qua, vì nhiều lý do, hiu quạnh chưa một người thăm viếng, chưa một nén nhang của người còn sống.
Sau rất nhiều lần đi đi, về về giữa những mùa mưa và mùa khô Tây Nguyên, những thông tin từ báo Thể thao & Văn hóa góp cùng công sức của những người lính Hà Nội sống sót sau trở về, những tư liệu xác thực về trận chiến Chư Tan Kra lịch sử đã được phục dựng. Từ đề xuất của các cựu binh Hà Nội và báo Thể thao & Văn hóa, Hà Nội đã quyết định xây dựng khu tưởng niệm các liệt sĩ Chưa Tan Kra.
Nhân dịp này, Thethaovanhoa.vn xin giới thiệu hình ảnh trong hành trình tìm lại xương cốt những người lính Hà Nội năm xưa. Sau chuyến đi tìm lại Chư tan kra đúng dịp 30/4 năm 2009, 3 tháng sau chúng tôi cùng những cựu binh Hà Nội lại lên đường trở vào Tây Nguyên. Thông tin tìm thấy những hài cốt đầu tiên của “lính mũ sắt Hà Nội” phát đi từ Sa Thầy, Kon Tum, đã khiến chúng tôi không thể ngồi yên, dù Tây Nguyên đang mùa mưa rừng.
Các cựu binh mũ sắt Hà Nội trong chiếc xe u - oat cứu thương đi tìm đồng đội
Đường lên đỉnh Chư tan Kra
Lán dã chiến, nơi đặt hài cốt những liệt sĩ được tìm thấy
Di vật chiến trường tìm thấy bên hài cốt trên đỉnh Chư tan Kra
Tháp Rùa - Nỗi nhớ Hà Nội được khắc lên bình tông những người ngã xuống
Nước mắt thân nhân liệt sĩ trên đỉnh Chư tan Kra
Đại tá Hoàng Đình Nguyên và Đại úy Trần Đức Độ dùng máy xác định tọa độ trên đỉnh Chư tan Kra
Trái lựu đạn M6 còn nguyên chốt được tìm thấy tại căn hào của Mỹ trên đỉnh Chư tan Kra
Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Kon Tum và Cựu chiến binh mũ sắt Hà Nội trên đỉnh Chư tan Kra
Những người lính đội K53 Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Kon Tum, đơn vị tìm kiếm hài cốt liệt sĩ trên đỉnh Chư Tan Kra
PV Thể thao & Văn hóa trên đỉnh Chư Tan Kra
Sau nhiều thắng tìm kiếm vất vả, ngày 25/3/2011, tại Nghĩa trang Liệt sĩ huyện Sa Thầy, Tỉnh uỷ, HĐND, UBND, UBMTTQ Việt Nam tỉnh Kon Tum tổ chức trọng thể Lễ truy điệu và an táng 77 hài cốt Liệt sĩ là các cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 209 hy sinh trong trận đánh ngày 26/3/1968, tại điểm cao Chư Tan Kra.
Tham dự Lễ truy điệu có đoàn đại biểu Cơ quan thường trực Ban công tác đặc biệt của Chính phủ gồm: Bộ Quốc phòng, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính; Trung ương Hội Cựu Chiến binh và đại diện UBND thành phố Hà Nội cùng thân nhân các Liệt sĩ và đông đảo nhân dân trên địa bàn tỉnh Kon Tum.
Nguyễn Gia
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất