25/01/2019 21:57 GMT+7 | Trong nước
(Thethaovanhoa.vn) - Ngày 25/1, Quốc hội Hy Lạp đã thông qua thỏa thuận lịch sử về việc đổi tên nước của quốc gia láng giềng Macedonia thành Cộng hòa Bắc Macedonia, qua đó chấm dứt việc tranh cãi kéo dài nhiều thập kỷ và mở đường cho Skopje gia nhập Liên minh châu Âu (EU) và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
Thỏa thuận đã được nhận được sự ủng hộ của 153 trên tổng số 300 nghị sĩ, trong đó có một số nghị sĩ độc lập ủng hộ đảng Syriza của Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras.
Trên mạng xã hội Twitter, Thủ tướng Tsipras nhấn mạnh: "Hôm nay, chúng ta viết nên trang sử mới cho các nước Balkan. Sự thù địch của chủ nghĩa dân tộc, tranh cãi và xung đột sẽ được thay thế bằng tình hữu nghị, hòa bình và hợp tác".
Về phần mình, Thủ tướng Macedonia Zoran Zaev đã chúc mừng người đồng cấp Hy Lạp về chiến thắng mang tính lịch sử này, đồng thời coi thỏa thuận này là nền tảng cho hòa bình lâu dài và tiến bộ của người dân Balkan và châu Âu.
Thỏa thuận trên đạt được hồi tháng 6/2018 giữa chính phủ Hy Lạp và Macedonia nhằm giải quyết tranh cãi liên quan đến tên nước kéo dài suốt 27 năm qua, do một tỉnh miền Bắc Hy Lạp mang tên Macedonia. Tên gọi này là rào cản chính khiến Macedonia không thể đạt tiến triển trong việc trở thành thành viên của EU và NATO bởi sự phản đối của Hy Lạp. Sau cuộc trưng cầu ý dân, Quốc hội Macedonia ngày 11/1 đã thông qua dự luật ủng hộ thỏa thuận trên.
Tuy nhiên, thỏa thuận làm dấy lên sự phản đối mạnh mẽ ở Hy Lạp, dẫn tới một số bộ trưởng và quan chức từ chức do bất đồng về thỏa thuận, đồng thời khiến chính phủ liên minh của Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras đổ vỡ. Nhiều người Hy Lạp muốn nước láng giềng phía Bắc bỏ tên gọi Macedonia vì cho rằng tên gọi này hàm ý nhận chủ quyền đối với tỉnh cùng tên của Hy Lạp.
TTXVN/Đặng Ánh
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất