30/10/2008 02:14 GMT+7 | Thế giới
Nguồn gốc của Quản trị tri thức
Năm 1978, Honda muốn tạo một mẫu thiết kế xe hơi mới do các xe Civic và Accord đã quá quen thuộc. Công việc được giao trách nhiệm cho một nhóm kỹ sư trẻ (trung bình 27 tuổi). Lãnh đạo chỉ ra hai lệnh: (1) Một sản phẩm với thiết kế cơ bản khác trước (2) Xe không đắt cũng không rẻ. Khẩu hiệu mới thách thức “Cách mạng ô tô - Automobile revolution” và câu hỏi cho cả nhóm thảo luận: “Nếu xe hơi là một thực thể sống, nó sẽ phải tiến hóa thế nào?”
Ý tưởng của nhóm: Xu hướng “cách mạng” là xe hơi phải vượt qua những quan hệ người – xe truyền thống, xe phải ngắn và cao hơn, hình cầu sẽ cho nhiều chỗ bên trong hơn và tiết kiệm năng lượng hơn. Cuối cùng sản phẩm là “tall boy” car. Theo quan điểm quản trị tri thức thì từ một ý tưởng về một mẫu thiết kế xe hơi(tri thức ẩn) thông qua việc chia sẻ, thu nhận, chọn lọc, đánh giá và đổi mới tri thức, những kỹ sư của Honda đã cho ra đời một mẫu xe mới (tri thức hiện).
Tại Tâm Việt Group năm 2007, một phó tổng giám đốc bỏ ra ngoài lập công ty riêng cạnh tranh trực tiếp với chính công ty cũ. Nhờ áp dụng quản trị tri thức với các thói quen chia sẻ, thu nhận, lưu giữ, đánh giá và đổi mới tri thức, Tâm Việt đã không bị ảnh hưởng khi một người ở vị trí rất cao ra đi. Tất các các tri thức đều được mọi thành viên chia sẻ và lưu trữ như: các bài giảng, mối quan hệ khách hàng, các dự án dở dang...
Tại Công ty Tuấn Thành, một trưởng phòng bán hàng đã rời bỏ công ty và mang theo tất cả các mối quan hệ khách hàng cũng như các bí quyết xây dựng quan hệ với khách hàng. Sự ra đi này đã gây cho công ty thiệt hại hàng chục tỷ đồng vì mất đi những dự án tiềm năng và các dự án đang trong quá trình đàm phán.
Qua 3 ví dụ thực tế trên, chúng ta có thể thấy được một xu hướng mới của quản trị tri thức và tầm quan trọng của nó. Thế giới đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển kinh tế xã hội. Những năm 50 của thế kỷ 19, nền kinh tế phát triển chủ yếu dựa trên sản xuất nông nghiệp. Hoạt động sản xuất phụ thuộc vào nguồn tài nguyên thiên nhiên. Thế kỷ 20, nền kinh tế chuyển sang sản xuất công nghiệp lấy việc khai thác tài nguyên thiên nhiên, sản xuất, chế biến, phân phối, sử dụng sản phẩm vật chất làm nền tảng. Các lý thuyết quản trị dựa trên cơ sở lý thuyết quản trị con người.
![]() |
Từ những năm 90 của thế kỷ 20, các nền kinh tế phát triển bắt đầu có sự dịch chuyển sang nền kinh tế tri thức. Trong nền kinh tế tri thức, việc sáng tạo, truyền tải, lưu trữ, phát triển và sử dụng tri thức chi phối toàn bộ các hoạt động kinh tế, khoa học và công nghệ là lực lượng sản xuất trực tiếp. Lý thuyết về quản trị con người dần dần được thay thế bằng lý thuyết quản trị tri thức. Việc thực hành quản trị tri thức được thực hiện sẽ giúp cho các doanh nghiệp (DN) và nền kinh tế phát triển mạnh mẽ.
Vai trò của quản trị tri thức
![]() |
Có nhiều quan điểm và nhiều mô hình khác nhau để quản trị tri thức. Tuy nhiên, mục tiêu cuối cùng của quá trình quản trị tri thức nhắm đến là: sáng tạo, chia sẻ, lưu giữ, phát triển và sử dụng tối ưu nguồn tri thức trong tổ chức/ DN.
Khi tri thức được chia sẻ thì đồng thời với nó là xảy ra các quá trình trao đổi, thu nhận, lưu giữ, đánh giá, đổi mới. Sẽ có người thu nhận, sẽ xảy ra quá trình lưu giữ, và chọn lọc. Khi sử dụng tri thức đó chính là lúc tri thức được đổi mới và cập nhật. Thiếu một trong các thành tố trên thì việc quản trị tri thức đều hiệu quả.
Quản trị tri thức là một quá trình, một công cụ quản lý hiệu quả nhằm chia sẻ, thu nhận, lưu giữ, lựa chọn, sáng tạo tri thức và cung cấp đúng người, đúng nơi, đúng lúc nhằm nâng cao hiệu quả quyết định, hiệu quả thực thi và khả năng thích ứng của tổ chức.
Thế giới đang trở lên “phẳng” hơn bao giờ hết. Những giới hạn về không gian, thông tin đang được sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ đặc biệt là công nghệ thông tin với kỷ nguyên Web 2.0 xoá nhòa. Sức mạnh và khả năng cạnh tranh của các quốc gia và các tổ chức không còn nằm ở tài nguyên thiên nhiên, khả năng tài chính hay sức mạnh công nghệ mà phụ thuộc vào yếu tố con người mà trong đó nguồn chất xám của họ có vai trò quyết định. Tuy nhiên, một quốc gia, một tổ chức phát triển và có trường tồn được hay không lại không phải quyết định bởi có nhiều cá nhân xuất sắc hay không mà được quyết định bởi khả năng sáng tạo, chia sẻ và ứng dụng liên tục các tri thức mới vào việc nâng cao giá trị cho xã hội. Giá trị của sản phẩm ngày nay cũng không còn phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu mà được quyết định 80 – 90% bởi hàm lượng chất xám, chi phí nghiên cứu, phát triển sản phẩm.
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất