02/01/2025 19:11 GMT+7 | Văn hoá
Từ ngày 2 - 5/1, tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám Hà Nội diễn ra chương trình "Quà tặng của nhân gian" với sự tham gia của nhiều nghệ sĩ, nghệ nhân đến từ các làng nghề trong cả nước.
Trung tâm Hoạt động văn hoá khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám giới thiệu không gian sáng tạo với sự tham gia trình diễn của nhiều nghệ nhân các làng nghề thủ công truyền thống tại sân Thái Học. Các du khách trong và ngoài nước tham quan Văn Miếu - Quốc Tử Giám dịp này tỏ ra ngạc nhiên và thích thú trước không gian trưng bày độc đáo này.
Ông Lê Xuân Kiêu - Giám đốc Trung tâm Văn hoá khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám - cho biết, chương trình "Quà tặng của nhân gian" quy tụ 12 nghệ nhân của 7 làng nghề đến từ nhiều nơi như: Hoà Bình, Tây Nguyên, Thái Bình…
"Chúng tôi mong muốn tạo một không gian sáng tạo văn hoá giới thiệu tinh hoa làng nghề của không chỉ Hà Nội mà còn là tinh hoa làng nghề cả nước. Các nghệ nhân sẽ thao tác thủ công, trình diễn nhạc cụ dân tộc để quảng bá, giới thiệu những nét tinh hoa văn hoá của dân tộc mình tới du khách trong và ngoài nước. Đây là hoạt động văn hoá đa màu sắc mở đầu năm mới 2025 của Văn Miếu - Quốc Tử Giám, hướng tới sẽ tổ chức thường niên vào đầu năm mới với mục đích kết nối tinh hoa văn hoá Việt Nam, mở ra không gian trải nghiệm sáng tạo, đậm bản sắc dân tộc tại Văn Miếu", ông Lê Xuân Kiêu chia sẻ.
"Quà tặng của nhân gian" giới thiệu các nghệ nhân của làng cói Kim Sơn - Ninh Bình. Nghệ nhân Đỗ Văn Tấn sáng tạo và giới thiệu nhiều sản phẩm từ cói. Qua đó nhằm giới thiệu tới công chúng nghệ thuật làm cói đặc biệt của người dân nơi đây với truyền thống 200 năm tuổi.
Các nghệ nhân làng dệt đũi Nam Cao - tỉnh Thái Bình
Tại chương trình, người dân và du khách còn được gặp gỡ, giao lưu và xem nghệ nhân Nguyễn Đình Đại (Nam Cao, Thái Bình), hơn 70 tuổi thao tác nghề dệt đũi.
Chương trình cũng có góc trưng bày và giới thiệu về Tơ Lụa Bảo Lộc mà đại diện là thương hiệu Vietnam Silk House; thổ cẩm Zèng là một loại hình sản xuất thủ công độc đáo của đồng bào dân tộc Tà Ôi, Pa Kô, Vân Kiều tại huyện vùng cao A Lưới, chủ yếu được tạo nên từ những hạt cườm dệt tỉ mỉ; nghề dệt thổ cẩm ở Đắk Lắk; dệt thổ cẩm tại Sa Thầy Kon Tum; nghề đan lát làng Kon Chênh, Măng Đen…
NTK Minh Hạnh bên các nghệ nhân đến từ Đắk Lắk, Kon Tum
Được biết, vào tối ngày 4/1, cũng tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám sẽ diễn ra chương trình trình diễn BST áo dài và thời trang của các nhà thiết kế: Minh Hạnh, Silky Vietnam, Viết Bảo với các trang phục được thiết kế từ tơ lụa truyền thống và thổ cẩm các vùng miền.
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất