(TT&VH) - Franz Kafka (1883-1924) là nhà văn nổi tiếng thế giới và có tính cách khác thường. Sinh thời, ông không muốn xuất bản các tác phẩm của mình và từng yêu cầu một người bạn là Max Brod đốt tất cả bản thảo. Song Brod đã làm trái ý nguyện đó và giờ đây, một phần trong số những bản thảo văn học của Kafka trở thành đối tượng tranh chấp giữa Đức và Israel.
Franz Kafka
Franz Kafka sinh ra trong một gia đình Do Thái nói tiếng Đức ở Prague (CH Czech). Trước khi qua đời, ông yêu cầu đốt toàn bộ bản thảo của mình và Max Brod được giao phần việc này. Thế nhưng, Brod không giữ lời hứa. Ông trao những trang bản thảo đó cho thư ký của mình là Esther Hoffe và bà này đã bán đi một ít. Phần còn lại, Hoffe chuyển cho các con gái và chính những bản thảo đang được cất giữ trong két sắt ở Zurich (Thụy Sĩ) đó là tâm điểm của cuộc tranh chấp.
Thư viện Quốc gia Israel tuyên bố họ có quyền đối với những bản thảo nói trên và đã đưa vấn đề ra tòa. Thư viện này còn muốn sở hữu các bản thảo mà Hoffe đã bán và đang được trưng bày tại Bảo tàng Văn học hiện đại ở Marbach, Đức, trong đó có cuốn tiểu thuyết nổi tiếng The Trial. Ông Ulrich Raulff, Giám đốc Trung tâm Tư liệu văn học tại Bảo tàng Văn học hiện đại, đã có cuộc chuyện trò với báo giới về vụ việc này.
* Một số bản thảo của Kafka đã được cất giữ trong két sắt ở Zurich từ năm 1956. Kể từ bấy đến nay không ai mở két sắt đó ra hay sao?
- Esther Hoffe, chủ nhân của nó, có thể đã quan tâm rất sát sao. Ngoài bà ấy ra, không ai có thể tiếp cận được.
Max Brod là người bạn lâu năm của Kafka
* Giờ đang diễn ra tranh chấp giữa Israel với người thân của Hoffe về những bản thảo này. Israel muốn giành quyền giữ các bản thảo đã được tặng cho bà Hoffe. Theo quan điểm của ông thì đòi hỏi đó có chính đáng không?
- Ta phải phân biệt rạch ròi mọi việc. Các bản thảo của Kafka là món quà mà Max Brod đã tặng cho Esther Hoffe. Max Brod đã nghiên cứu luật và ông làm việc đó một cách đúng đắn. Đây không phải chuyện thừa kế mà đơn giản là một món quà. Thủ tục này đã được một tòa án Israel công nhận là hợp pháp hồi đầu thập niên 1970. Năm 1974, phán quyết tương tự đã được ban hành. Theo đó, Esther Hoffe là người sở hữu hợp pháp các bản thảo đó của Kafka. Do vậy, bà ấy có quyền quyết định về chúng, ví như đem bán đấu giá tại hãng Sotheby’s hồi năm 1988. Max Brod viết trong di chúc rằng Esther Hoffe được thừa kế các bản thảo của Kafka còn sau đó, bà ấy chuyển cho con mình lại là chuyện khác. Tính hợp pháp của cuộc chuyển giao cuối cùng này hiện đang là đối tượng tranh cãi tại một tòa án gia đình ở Jerusalem. Song đây lại là một chuyện khác nữa và chẳng ai có thể làm được gì với các bản thảo của Kafka.
* Bảo tàng Văn học hiện đại có vai trò gì trong vụ kiện này không?
- Chúng tôi có đại diện luật pháp nhưng không phải là chủ thể trong vụ kiện này. Chừng nào mọi việc được giải quyết rốt ráo thì chúng tôi sẽ mua lại các bản thảo. Chúng tôi vẫn lưu ý rằng Max Brod, Esther Hoffe và các con gái của bà ấy luôn nói bảo tàng ở Marbach là nơi tốt nhất để giữ các bản thảo của Kafka.
Bảo tàng Văn học hiện đại ở Marbach (Đức)
* Chứ đó không hoàn toàn là quan điểm của Kafka?
- Vâng. Như chúng ta đã thấy, việc chuyển giao các tác phẩm của Kafka là hành động tặng quà mang tính cá nhân, chứ không phải vấn đề pháp luật. Nếu phía Israel đưa các bản thảo của Kafka ra tranh cãi thì theo tôi, việc đó chỉ càng làm tăng kịch tính cho vụ kiện và tạo áp lực lên tòa án.
* Bảo tàng Văn học hiện đại đặc biệt quan tâm tới những gì trong di sản của Max Brod?
- Trước hết, bản thân Max Brod là nhà văn kiêm nhạc sĩ có vai trò quan trọng (trong việc nghiên cứu về Kafka). Hơn nữa, nhân vật này khiến chúng tôi quan tâm vì ông ấy gắn kết với khung cảnh văn học Prague. Chưa kể, Brod còn là một người bạn Kafka. Di sản của Brod gồm các cuốn nhật ký viết về thời kỳ đầu tình bạn của họ, qua đó có thể bộc lộ nhiều thông tin về Kafka.
Tallon Griekspoor, tay vợt người Hà Lan hiện xếp hạng 31 thế giới, mới đây đã đưa ra những nhận định sâu sắc về cuộc cạnh tranh giữa Sinner và Alcaraz.
Chiều tối 22/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị với các Trưởng Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài về đẩy mạnh công tác ngoại giao kinh tế góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế 6 tháng cuối năm 2025, tạo đà tăng trưởng hai con số giai đoạn tiếp theo.
Theo Chỉ số Hộ chiếu Henley công bố ngày 22/7, người Singapore tiếp tục sở hữu hộ chiếu quyền lực nhất thế giới, với quyền miễn thị thực hoặc cấp thị thực tại sân bay đến 193/227 điểm đến trên toàn cầu.
Dù được đánh giá cao hơn và sớm chủ động chơi tấn công ngay sau tiếng còi khai cuộc, U23 Thái Lan đã trải qua 90 phút đầy vất vả trước một U23 Myanmar thi đấu kỷ luật và chấp nhận bị cầm hòa 0-0.
Trong trận đấu cuối bảng B giải U23 Đông Nam Á 2025 tại Indonesia, U23 Việt Nam đã giành chiến thắng nghẹt thở 2-1 trước U23 Campuchia, chính thức ghi tên vào bán kết.
Ngày 22/7, Mỹ chính thức rút khỏi Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) với lý do việc tiếp tục tham gia không còn phục vụ lợi ích quốc gia của nước này.
Ca sĩ Khánh Ly – giải Ba Sao Mai 2007, hiện là giảng viên thanh nhạc tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam – vừa cho ra mắt MV Còn mãi với non sông, một sản phẩm âm nhạc thính phòng mang đậm màu sắc tri ân và tinh thần lịch sử.
Theo đặc phái viên TTXVN, vào 12h10' giờ địa phương (tức 19h10' giờ Hà Nội) ngày 22/7, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân Nguyễn Thị Thanh Nga cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đến thủ đô Dakar, bắt đầu thăm chính thức CH Senegal từ ngày 22 - 24/7.
Ngày 22/7/2025, Thủ tướng Lào Sonesay Siphandone đã gửi điện chia buồn tới Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính về vụ lật thuyền du lịch bất ngờ tại Vịnh Hạ Long, Quảng Ninh ngày 19/7/2025.
Các nhà kinh tế học cho biết bão Wipha có thể đã gây ra thiệt hại tài chính lên tới 2 tỷ HKD tại Khu hành chính đặc biệt Hong Kong (Trung Quốc), tương đương 255 triệu USD, chỉ trong ngày 20/7.