24/01/2009 19:59 GMT+7 | Văn hoá
Sẽ trở thành một hình ảnh sexy là cú hích tiếp theo của Phạm Thanh Thảo trên con đường âm nhạc. Vẻ bề ngoài hiền lành của cô dễ khiến người đối diện nghi ngờ điều này. Tuy nhiên đó chính là khẳng định của Thảo trong cuộc trò chuyện với chúng tôi trước thềm năm mới.
Gặp Phạm Thanh Thảo ở Hà Nội giữa những ngày cuối đông. Trông cô bình dị, vẻ mặt chứa đựng chút gì thanh thảnh giữa cuộc sống đang ào ạt chảy. Đây là lần thăm xứ lạnh không nằm trong kế hoạch lưu diễn, để thỏa cái mong muốn được cảm nhận rõ rệt hơn cái se lạnh của sớm đông Hà Nội hay thích thú bước chân vào quán phở đất Hà thành - thứ mà trước đây, Thanh Thảo hay được nghe qua những câu chuyện kể. Thế nhưng, trong khuôn khổ chuyến đi, cô ca sĩ này cũng tranh thủ tìm hiểu gu âm nhạc khó tính của khán giả thủ đô? Biết đâu đấy, một lúc nào đó, cô sẽ ồ ạt tấn công ra thị trường miền bắc như một số ngôi sao ca nhạc khác đã từng làm.
Thảo là người khá cảm tính, hát những gì mình thích và khuấy động khán giả bằng điều ấy. Mỗi lần xuất hiện, Thảo phải rất cố gắng để mang đến điều mới mẻ. Thảo biết rằng việc ra album giờ quá dễ dàng, chỉ cần có tiền là có thể ra đĩa nhạc. Vì thế việc ra đĩa không còn là dấu ấn ghê gớm trong cuộc đời ca sĩ nhưng Thảo vẫn biết cách để đĩa nhạc của mình không giống bất kỳ album nào khác.
Đi hát hơn 10 năm, và ít nhất cũng đã có một chút tiếng tăm, tự tay cho ra mắt được 5 album và sắp tới sẽ là album thứ 6 theo phong cách teen pop.
Nhưng với sự nghiệp, Thảo luôn muốn tìm sự bình an. Cô không muốn tự mình tạo những sóng gió để nổi hơn. Từ từ mà đi, từ từ xây dựng, không đạp đổ hay bon chen với ai, không đưa ra những kế hoạch quá sức để rồi phải tìm mọi cách để vượt qua. Thay vì thời gian đấu đá ở ngoài, Thảo dành thời gian thu âm, luyện thanh… Đó là phương châm sống với nghề của cô công chúa miền Tây này.
Thanh Thảo cũng không thích những cuộc gặp gỡ rồi ngồi tán chuyện, nói xấu người nọ, người kia. Diễn xong, cô thường lên xe để trở về nhà… Nói vui thì Thảo tham gia, nói xấu thì thôi. Cái gì là của mình thì sẽ là của mình, tại sao phải tranh giành. Đó là câu trả lời về sự nhẫn nhịn đến thiệt thòi trong một cuộc sống mà ra đường đã thấy sự ghen ghét đố kỵ.
Như vậy thì không bao giờ gặp Thảo trong trạng thái stress? Có chứ, Thảo nói. Dù là không quan tâm đến những chuyện xung quanh, nhưng đôi khi mọi thứ đổ ập xuống khiến cô mệt mỏi.
Lúc ấy, Thảo hay ngồi thừ một mình. Đóng cửa phòng và nói chuyện với hình ảnh của mình trong gương. Nói như với một người bạn thực sự hiểu mình. Nói với chính tâm hồn rồi tự thỏa hiệp với nỗi buồn. Cô không muốn ba mẹ nhìn thấy con gái mình trong trạng thái bất an.
Thảng hoặc, Thảo hay chơi game, xem phim và ngồi cà phê để tự quên nỗi buồn. Cái thú tiêu khiển bằng game có thể chôn vùi cái tâm sự của cô xuống tận sâu trong tâm hồn. Những quả bóng được cô bắn tan tành trong một trò game cũng như nỗi buồn cô muốn quên đi.
Với bạn bè, cô cũng là người ít chia sẻ những lúc buồn bã. Thảo nói: Bạn bè của cô mỗi khi gặp chuyện này chuyện kia lại tìm đến cô để sẻ chia, tâm sự. Còn Thảo khi bạn bè biết chuyện buồn của cô thì nỗi buồn đó đã bị hóa kiếp từ lâu. Thảo lo cho người khác thì được nhưng cô lại không muốn ai biết mình đang buồn.
Trong chuyện tình cảm, Thảo luôn là người hết mình. Cô quan niệm rằng, chỉ có hết mình thì mới đủ để có một tình cảm tốt đẹp. Vì thế, nếu chia tay thì cô cũng vui vẻ vì đã cố hết sức. Và Thảo khẳng định sẽ không quay lại. Công việc không cho phép Thảo luôn ở cạnh bạn. Thảo nói đành phải hy sinh. Thảo đã lựa chọn con đường nghệ thuật và đi đến cùng với nó. Người có thể sẻ chia với cô cuộc sống tức là phải yêu luôn cái khát khao nghệ thuật trong cô.
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất