(TT&VH cuối tuần) - Cuối cùng “chiến dịch giải cứu N.SG” cũng đã thành công. Đại diện bóng đá TP.HCM vẫn hiện diện ở sân chơi V-League ít nhất là thêm một năm nữa. Nhưng với người Sài Gòn thì dường như từ lâu lắm rồi nụ cười và nước mắt của họ không còn dành cho bóng đá nữa. NSƯT Việt Anh thẳng thắn thừa nhận sự thật có phần phũ phàng này với Cà phê bóng đá.
* Là người hâm mộ bóng đá Sài Gòn, chắc anh cũng vui khi biết tin N.SG trụ hạng thành công? - OK, có một đại diện ở V-League thì cũng hay nhưng nói vui thì tôi thấy cũng không có gì đáng vui vì đó không phải là cách làm bóng đá căn cơ. Làm bóng đá không thể là kiểu “ăn xổi” chỉ hớt phần ngọn, quơ ở đâu về một đội dán mác Sài Gòn rồi xem đó là đại diện cho bóng đá Sài Gòn được. Bóng đá Sài Gòn phải là của người Sài Gòn. Chứ như N.SG thì tôi nói thiệt có trụ hạng người ta cũng không vui mà rớt hạng cũng chẳng mấy ai buồn. Nó không thể làm người ta đau quặn lòng, buồn đến tê người và phải rơi nước mắt mỗi khi đội bóng mình yêu mến gặp thất bại. Bóng đá là phải như vậy. Hơn nữa, góp mặt ở bóng đá đỉnh cao là cần nhưng chưa đủ cho nền bóng đá của cả một thành phố lớn. * TP.HCM đã được xem là một thành phố hội nhập rồi, người từ các địa phương khác đều đến đây lập nghiệp. Liệu quan niệm “bóng đá Sài Gòn phải là của người Sài Gòn” có là cục bộ địa phương? - Từng địa phương có màu cờ sắc áo riêng. Trong thể thao rất quan trọng “màu cờ sắc áo” này. Cứ xem những giải bóng đá phát triển thì thấy, họ có cả một hệ thống giải địa phương, phong trào và đều có rất đông cổ động viên, đấy là những người ở địa phương ủng hộ cho đội bóng quê hương. Và bóng đá là vậy, thể hiện đặc thù của từng địa phương. Dù đá dở, đá hay gì cũng là người của tôi, gốc gác quê hương ở đây. Đương nhiên cũng phải có người ngoài nhưng hạn chế thôi. Như trường hợp của Chelsea trước đây hay Inter Milan đó ra sân mà trong đội hình không có cầu thủ người Anh hay người Ý nào khán giả cũng la chứ. Còn N.SG vốn là QK4 từ Nghệ An, không phải là người địa phương thì làm sao đá hết lòng hết dạ cho được, khi đã không vì “màu cờ sắc áo” chỉ vì tiền thì không thể thành công. * Trước đây, ông Lê Hùng Dũng, chủ tịch Liên đoàn bóng đá TP.HCM (HFF) từng tuyên bố nếu một trong hai đội bóng Sài Gòn xuống hạng thì sẽ từ chức. Hiện nay khi bóng đá TP.HCM đã “vượt cạn” thành công, cả CLB TP.HCM và N.SG đều trụ được ở giải hạng Nhất và V-League thì ông Dũng lại bất ngờ xin từ chức. Anh đánh giá về chuyện này như thế nào? - Tôi cho rằng ông Dũng là một con người tự trọng, nhắm mình làm không được với cái cơ chế này thì để người khác làm, đồng thời cũng đánh động mọi người về cái cơ chế làm việc này. Văn hóa từ chức hay lắm. Riêng ông Dũng là người tôi quý trọng vì tình yêu bóng đá. Còn những chuyên gia, chuyên viên khác nữa, nếu thấy làm không được thì cũng nên nghỉ đi, nên noi gương chủ tịch của mình chứ đừng nên ngồi đó hưởng bổng lộc mà chẳng có cống hiến gì. * HFF từng “kêu oan” là mình không thể can thiệp vào các đội bóng nhưng mỗi khi bóng đá Sài Gòn gặp chuyện là người hâm mộ lại lôi HFF ra trách móc…? - Đúng rồi, HFF chỉ là một tổ chức xã hội thôi thì làm sao có thể can thiệp vào chuyên môn của các đội bóng (sợ không đủ chuyên môn để can thiệp nữa kìa). Vai trò của HFF, cũng như FIFA vậy, là tạo nền tảng cơ bản, các phong trào, các nguồn hỗ trợ để bóng đá phát triển chứ đâu phải kè kè theo rồi chõ mũi vào nội bộ các đội bóng. HFF cần phải gầy dựng các sân chơi từ địa phương, từ học đường, tổ chức các giải bóng đá phong trào cho mọi lứa tuổi học sinh, sinh viên, các đoàn thể… nhằm phát triển tình yêu bóng đá từ các em nhỏ, từ đó phát hiện những nhân tố cho bóng đá Sài Gòn, cung cấp tài năng cho các đội bóng lớn. Mà đây chỉ là trở lại cách làm của bóng đá Sài Gòn ngày xưa thôi. Rất nhiều những tên tuổi của bóng đá Sài Gòn đã nổi danh từ phong trào bóng đá học sinh, sinh viên mà mỗi người một vẻ, không lẫn vào đâu được. * Như vậy sẽ rất… lâu? - Đành chấp nhận thôi. Muốn phát triển bền vững thì phải đi từ cái gốc của nó. Bóng đá TP.HCM phải làm lại từ đầu. * Cám ơn anh!
Ngày 8/4/2025, làng bóng chuyền Việt Nam xôn xao trước thông tin LPBank Ninh Bình chính thức từ chối cho VTV Bình Điền Long An mượn chủ công xuất sắc Nguyễn Thị Bích Tuyền để tham dự Cúp các câu lạc bộ nữ châu Á 2025 (AVC Champions League).
Giải bóng chuyền Vô địch các CLB nữ châu Á 2025 (AVC Women's Champions League 2025) là một trong những sự kiện thể thao đáng chú ý của khu vực châu Á, quy tụ các câu lạc bộ hàng đầu tranh tài để khẳng định vị thế.
Thông qua công tác tuần tra kiểm soát và xử lý vi phạm trong lĩnh vực an toàn giao thông, Phòng Cảnh sát giao thông – Công an tỉnh Nghệ An đã phát hiện, lập biên bản và ra quyết định tạm giữ 136 xe mô tô, xe gắn máy vi phạm (có danh sách kèm theo).
Sáng nay, ngày 8/4/2025, làng bóng chuyền Việt Nam đón nhận tin sốc khi chủ công Michal Kubiak, nhà vô địch thế giới người Ba Lan, bất ngờ lên chuyến bay rời Việt Nam để trở về quê hương, bỏ lỡ trận chung kết cúp Hùng Vương cùng đội Công An TP.HCM.
Đoàn quân của HLV Diego Raul đã có chiến thắng khá ấn tượng 2-1 trước Saudi Arabia ở trận giao hữu lượt đi của hai đội diễn ra vào tối 8/4 tại Nhà thi đấu Thái Sơn Nam, Quận 8 (TP.HCM).
Theo truyền thông Bỉ, chiến lược kinh tế mới của Tổng thống Donald Trump, được ông ví như "Ngày Giải phóng", đang gây ra những lo ngại sâu sắc về khả năng tăng vọt giá iPhone và các sản phẩm Apple khác.
Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), chiều 8/4, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm đã gặp mặt cán bộ Công an chi viện chiến trường miền Nam thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Chiều 8/4, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội công bố kết quả kiểm tra khảo sát chất lượng lớp 12 toàn thành phố năm học 2024-2025, trong đó, tỷ lệ bài thi đạt điểm dưới trung bình (5 điểm) là 148.003 bài, chiếm gần 32% tổng số bài thi các môn.
Màn trình diễn xuất sắc trong màu áo U17 Việt Nam khiến cầu thủ sinh năm 2008 nhận được sự chú ý lớn. Với phong cách chơi bóng máu lửa, anh được nhận xét rất giống với thần tượng của mình - Quế Ngọc Hải.