30/08/2017 06:44 GMT+7 | SEA Games 29
(Thethaovanhoa.vn) - Có rất nhiều câu chuyện để kể về tấm lòng của một số bà con thành đạt tại Malaysia. Chính họ đã tạo nên điểm tựa vững chắc cho cộng đồng người Việt ở xứ người.
Trở lại chuyện nhập quốc tịch Malaysia sao lại khó khăn. Theo chị Linh, nguyên nhân chính là do chính sách pháp luật của Malaysia, song bên cạnh đó là việc các chuyên gia không thể tường tận được về những hoàn cảnh nhiều khi rất éo le của các cô dâu Việt. Trước hoàn cảnh của bản thân và của các chị em cùng cảnh ngộ, chị Linh đã quyết định dành thời gian nghiên cứu những kiến thức cơ bản về luật pháp Malaysia, đồng thời đi học để nâng cao khả năng ngoại ngữ của mình, nhất là những khái niệm liên quan đến lĩnh vực tòa án. Chị quyết tâm trở thành một phiên dịch tại tòa để hỗ trợ, giúp đỡ các cô dâu Việt khi có việc phải ra trước pháp luật.
Đối với người phụ nữ trẻ một nách hai con này, đây không phải là điều dễ dàng, song như chị tâm sự, chị sẽ quyết tâm làm bằng được, không phải chỉ để tự giúp mình, mà còn là để giúp các chị em khác trong cộng đồng người Việt tại đây. Chị mong muốn, những chị em khi gặp chuyện sẽ được đảm bảo quyền lợi cao nhất tại chốn công đường nơi đất khách.
Chuyện một lớp học đặc biệt
Không chỉ trong lĩnh vực pháp lý, tấm lòng đối với cộng đồng của các chị em người Việt tại Malaysia còn được thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nữa. Đó là trường hợp của cô giáo Nguyễn Thị Liên, cô giáo Nguyễn Thụy Thiên Hương và các cô giáo trợ giảng khác trong lớp dạy tiếng Việt cho con em cộng đồng. Lớp học tiếng Việt này xuất phát từ ý tưởng của CLB phụ nữ, với mong muốn giúp cho các cháu là con của phụ nữ Việt Nam lấy chồng Malaysia, con em của cán bộ công nhân viên Việt Nam sang Malaysia công tác… có thể sử dụng tiếng mẹ đẻ một cách thuần thục.
Lớp học đã được duy trì trong hơn 1 năm qua. Những khó khăn và thách thức cũng không ít. Nhưng như lời cô Nguyễn Thị Liên, một trong hai giáo viên chính đứng lớp, các cô giáo luôn mong muốn và quyết tâm vượt qua mọi khó khăn để duy trì lớp học. Các cô tự nguyện dạy không công cho lớp trong suốt thời gian qua.
Hàng tuần cứ đến thứ 7 và chủ nhật, các cô lại thu xếp thời gian để đến dạy tiếng Việt cho các em. Cũng vì mục đích duy trì lớp học, chị Trần Huỳnh Trúc Linh đã nói đến ở trên đã tự nguyện dành căn hộ của mình cho cô và trò có chỗ dạy và học. Tấm lòng và công sức của các chị em này đã được Đại sứ quán Việt Nam tại Malaysia ghi nhận và biểu dương. Nói như ông Bùi Khánh Long phụ trách công tác cộng đồng của Đại sứ quán, các chị em là những tấm gương hướng về quê hương đất nước, hướng về cộng đồng.
Còn nhiều nữa những tấm lòng hướng về cộng đồng, chăm lo và quan tâm đến cộng đồng người Việt tại Malaysia. Đó có thể chỉ là những khoàn quyên góp nhỏ bé giúp đỡ những người không may gặp hoạn nạn của hàng trăm, hàng ngàn anh chị em công nhân tại đây, hay đơn giản chỉ là sự tham gia nhiệt tình của các anh chị em lao động mỗi khi có phong trào hay sự kiện nào đó liên quan đến cộng đồng. Dù ít nhiều còn điều này điều nọ, nhưng tấm lòng hướng về cộng đồng của bà con người Việt tại Malaysia, trên hết cả, thực sự là điều rất đáng trân trọng, là thứ keo gắn kết những người Việt Nam xa xứ đang mưu sinh trên đất người.
Những dịp lễ lại hướng về nguồn cội Tại Malaysia, mỗi lần đến dịp kỷ niệm Quốc khánh hoặc Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, hay dịp Tết cổ truyền dân tộc, Đại sứ quán Việt Nam tại đây thường mời các bà con trong cộng đồng đến tham dự và chung vui. Đây thực sự là những ngày hội của bà con. Không chỉ có các cán bộ làm việc trong các cơ quan đại diện của Việt Nam, những dịp này còn thu hút đông đảo các anh chị em công nhân, người lao động đến nhiều địa phương của Malaysia. Họ mang đến rất nhiều tiết mục văn nghệ, dù lời ca tiếng hát chưa thực sự hay nhưng luôn chan chứa tình cảm của những người con nơi xa hướng về quê hương đất nước. Những lúc như vậy, khuôn viên Đại sứ quán Việt Nam tại thủ đô Kuala Lumpur thực sự trở thành một Việt Nam thu nhỏ, người người tay trong tay chung lời ca tiếng hát, ấm áp trong tình cảm gắn bó cộng đồng. Những lúc như vậy còn là dịp để bà con thể hiện tình cảm và trách nhiệm của mình đối với Tổ quốc thông qua các hoạt động quyên góp tự nguyện, dành sự ủng hộ cho đồng bào trong nước bị khó khăn hay các chiến sĩ nơi biên cương hải đảo. Theo Ban liên lạc cộng đồng, bà con đã tham gia tích cực trong rất nhiều phong trào quyên góp, ủng hộ hàng chục ngàn ringgit (hàng trăm triệu đồng) gửi về quê nhà. |
Hoàng Nhương (PV TTXVN tại Malaysia)
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất