15/04/2013 08:49 GMT+7
(Thethaovanhoa.vn) - 1. Xin nhắc lại về chuyện của cậu bé Đỗ Nhật Nam trong tuần vừa rồi. Thật khó tin, ở một đất nước yêu trẻ kính già, coi “trẻ em như búp trên cành”, ở đất nước đâu tiên của châu Á và thứ 2 thế giới phê chuẩn Công ước Quốc tế về Quyền trẻ em, lại có chuyện lạ kỳ khủng khiếp. Cậu bé 11 tuổi bị đám đông hỗn loạn bủa vây, “ném đá” tơi bời, bởi dám nói lên suy nghĩ rằng “truyện tranh là con sâu đục phá tâm hồn”. Một suy nghĩ không thuộc về đám đông.
Và khó tin hơn nữa, tác giả của các bài viết, những đoạn băng chế giễu cậu bé 11 tuổi lại là những người lớn trên mạng. Chúng xuất hiện liên tục, bất kể nó ảnh hưởng đến tinh thần, tương lai của cậu bé 11 tuổi ra sao.
Phản ứng của đám đông trên mạng không đơn giản chỉ là đua ganh tài năng, mà nó còn là biểu hiện của tư duy độc tài phong kiến, cổ lỗ, và không loại trừ đó là sự ganh ghét “ngoài chuyên môn”, giận cá muốn đập vỡ thớt.
2. Cộng đồng mạng phát triển nhanh, nhưng nó không đồng nghĩa với sự đi lên của văn hóa mạng, văn hóa cộng đồng. Mạng xã hội mở rộng không gian giao tiếp nhưng cũng có thể thu hẹp không gian của đời sống thật, bởi khi lên mạng, người ta ẩn mặt, người ta dễ độc ác, bất cần thể diện, vô cảm và khắc khẩu. Các diễn đàn mạng có bao giờ lựa chọn kẻ ngu, người khôn, người lịch thiệp hay kẻ kém văn hóa. Có câu “Không thể chống lại những kẻ ngu vì chúng quá đông”. Nếu đã ngu mà tỏ ra nguy hiểm, phán xét người khác văng mạng lại càng đáng sợ.
Nhiều người không để tâm thấu hiểu hoàn cảnh người khác mà thường hành động theo “chủ nghĩa bầy đàn”, hô hào theo đám đông. Họ chẳng cần biết tốt xấu, nguyên nhân, bản chất, hệ quả ra sao.
Có ai còn nhớ việc “canh gà Thọ Xương” của cô giáo dạy văn Hà Thị Thu Thủy, trường THPT Lômônôxôp (Hà Nội). Khi nhà trường còn đang trong quá trình tìm hiểu sự việc thì từ một số phụ huynh, cơn giận dữ của dư luận đã được thổi bùng lên trên một số trang báo mạng, trang cá nhân. Kịch liệt phê phán, bày tỏ thất vọng, chế giễu dèm pha, nghi ngờ uy tín của những ngôi trường đã đào tạo nên cô giáo.
Họ bất chấp lí lịch cô Thủy vốn là học sinh chuyên văn, tốt nghiệp loại giỏi khoa văn Trường ĐH Sư phạm và hoàn thành luận văn thạc sĩ với điểm số 10/10. Cuối cùng, cô giáo phải bỏ việc, về quê. Và sau đó phải nhập viện truyền dịch vì quá sốc, quá sức chịu đựng.
Nhưng may sao, bên cạnh những người nhân danh quyền lực của “cư dân mạng” để “chém bão phần phật”, vẫn còn nhiều người bình tĩnh và công bằng.
Nguyễn Gia
Thể thao & Văn hóa
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất