11/02/2023 10:39 GMT+7 | Văn hóa Giải trí 247
Nghiên cứu mới nhất chỉ ra rằng việc tiếp xúc đáng kể với chất phthalates có trong dầu gội, xà phòng và sơn móng tay có khả năng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2. Nhất là phụ nữ.
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Michigan, Mỹ đã theo dõi 1.300 phụ nữ trung niên trong hơn 6 năm và phát hiện ra rằng những người tiếp xúc nhiều với hóa chất phthalate có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2 cao hơn 63%.
Phthalates là hóa chất làm cho nhựa bền hơn và thường được sử dụng trong nhiều mỹ phẩm, các sản phẩm chăm sóc cá nhân, đồ chơi trẻ em, bao bì thực phẩm và đồ uống, thức ăn nhanh. Các hóa chất này có thể thấm qua da gây tổn thương gan, thận, phổi và các cơ quan khác.
Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ cũng cảnh báo hóa chất này còn được tìm thấy trong keo xịt tóc, nước dùng sau khi cạo râu cho nam giới và các sản phẩm làm đẹp khác.
Cách đây không lâu, vào tháng 11/2022, các nhà khoa học Mỹ cũng phát hiện các chất này làm tăng nguy cơ khối u tử cung, ung thư và làm chậm sự phát triển ở trẻ sơ sinh.
Tiến sĩ Sung Kyun Park, nhà dịch tễ học của Đại học Michigan, cho biết: "Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy phthalate có thể góp phần làm tăng tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường ở phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ da trắng, trong khoảng thời gian 6 năm. Phụ nữ da trắng tiếp xúc với một số phthalate ở mức độ cao có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn từ 30% đến 63% so với phụ nữ da màu và châu Á".
Tiến sĩ Sung Kyun Park còn cho biết việc tiếp xúc hàng ngày với hóa chất này hàng ngày còn làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh chuyển hóa. "Điều quan trọng là chúng ta phải giải quyết các vấn đề này ngay bây giờ vì chúng có hại cho sức khỏe con người", ông nói.
Phthalate là gì?
Phthalates là một nhóm hóa chất được sử dụng để làm mềm nhựa, giúp nhựa dẻo hoặc bền hơn.
Một số loại phthalate phổ biến nhất là dibutyl phthalate (DBP), benzyl butyl phthalate (BBP) và disodecyl phthalate (DIDP).
Trong thập kỷ qua, phthalate có liên quan đến vô sinh, béo phì và kém phát triển ở trẻ sơ sinh. Việc sử dụng hóa chất này bị hạn chế ở một số quốc gia.
Mọi người đều có thể tiếp xúc với chất này từ nhiều sản phẩm hàng ngày như bao bì thực phẩm, sản phẩm tẩy rửa, đồ chơi... Chúng cũng được sử dụng trong các sản phẩm y tế, chẳng hạn như túi và ống dẫn máu.
Các sản phẩm vệ sinh và làm đẹp cá nhân bao gồm sơn móng tay, keo xịt tóc, nước sau khi cạo râu, xà phòng, dầu gội đầu và nước hoa cũng sử dụng hóa chất này.
Bỏ công việc mức lương 1,7 tỷ đồng/năm để cùng mẹ chiến đấu với căn bệnh ung thư, tôi nhận ra bài học đắt giá: Đối diện với tử thần cần nhiều dũng khí hơn sự sống cònĐăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất