06/06/2008 17:34 GMT+7 | Văn hoá
* Không được vào xem khai mạc vì muộn… 5 phút!
Ngay trong đêm khai mạc, một số du khách dù đếnmuộn chỉ...5 phút sau khi chương trình bắt đầu đã không được vào khán đài ngồi xem, mặc dù đã mua vé với giá 150 ngàn đồng.
Quá bức xúc vì đã lặn lội từ Lạng Sơn vào Huế, chị Ngô Thị Nga - một du khách, năn nỉ lực lượng bảo vệ: “Chúng tôi đi bộ từ ngoài bờ thành vào Đại Nội mất hơn 40 phút, và đây là lần đầu đến Huế nên chưaquen đường sá. Mong mấy anh thông cảm cho chúng tôi vào xem”.
Nhóm du khách từ Lạng Sơn bức xúc vì có vé mà không được vào xem. (Ảnh: Ngọc Lan) |
Nhưng lực lượng bảo vệ vẫn cương quyết không cho vào với lời giải thích là Ban tổ chức không cho. Cầm xấp vé trên tay, nhóm du khách ở Lạng Sơn bức xúc: “Nếu người Huế vẫn cứng nhắc với du khách thế này, chúng tôi sẽ không bao giờ quay lại Huế nữa”.
Cùng với một số du khách ở Lạng Sơn, hai thanh niên ở Hà Nội đã mua vé máy bay vào Huế từ sáng ngày 3/6cũng khôngđược vàodù chỉ đến muộn vài phút.
Anh Nguyễn Thế Đạt với tấm vé trên tay, năn nỉ, nhưng bảo vệ dứt khoát không cho vào. (Ảnh: Ngọc Lan) |
Anh Nguyễn Thế Đạt, trú tại 128C đường Đại La (Hà Nội) và Hoàng Quang Tuấn, trú tại ngõ 399 đường Âu Cơ (Hà Nội) quá bức xúc sau những lời năn nỉ, hạ mình để xin được vào xem khai mạc. “Chúng tôi không tiếc 150 ngàn đồng tiền vé, mà chúng tôi chỉ tiếc là không xem được chương trình khai mạc. Chúng tôi mong rằng tình trạng này đừng bao giờ tái diễn nữa, bởi du khách đến Huế vẫn còn nhiều bỡ ngỡ về đường sá vào mùa lễ hội,đến muộnlà chuyện bình thường”.
Cùng với du khách trong nước, một số du khách nước ngoài cũng không được vào xem chương trình khai mạc Festival Huế 2008 khi đến muộn.
Có lẽ lực lượng bảo vệ đã quá cứng nhắc khi nghĩ rằng việc cho những du khách vào xem khi đến muộn sẽ gây lộn xộn trong khu vực rất rộng – quảng trường Ngọ Môn?
Không chỉ vậy, khi những lễ hội chính diễn ra, người dân Huế - chủ thể của Festival – gần như không được dự khán. Lễ tế giao là một điển hình. Đành rằng việc phục dựng gần sát với nguyên bản là đáng quý. Nhưng không phải vì thế mà gạt bỏ vị trí chủ thể của nhân dân Huế.
Còn nhớ Festival 2006, hàng vạn người dân đã chứng kiến và được chiêm ngưỡng đoàn ngự đạo xuất cung. Nhiều gia đình đã tự đem hương án ra đường để hưởng ứng. Cả thành phố hướng về Nam giao.
Năm nay không tổ chức lễ xuất cung rầm rộ, mà chỉ đơn giản ra đến Nghênh Lương đình, được tổ chức từ sáng sớm, nên người dân dự khán chỉ là phóng viên báo chí và những người… đi tập thể dục.
Tại đàn Nam Giao, BTC đã bố trí một màn hình lớn phía bên trái, nhưng do quá nghiêm ngặt trong việc bảo vệ, và chất lượng hình ảnh không rõ nên rất ít người đến dự. Chủ yếu người Huế chứng kiến lễ Tế Nam giao qua... truyền hình!
Anh Nguyễn Tuấn (đường Phan Bội Châu) nói: "Chúng tôi chờ lễ tế Nam Giao để chiêm bái, cầu cho đất nước phồn thịnh, nhưng năm nay thì không được... cầu”
* Và những trở ngại… kỹ thuật?
Những nhà báo may mắn mượn được áo dài, khăn đóng. (Ảnh: KN) |
Festival Huế thành công có sự góp phần không nhỏ của đội ngũ báo chí gần 600 người. Không phủ nhận, BTC đã có những thay đổi trong việc tạo điều kiện cho báo chí làm việc. Nhưng ngay trong ba ngày đầu của Festival, giới báo chí đã gặp không ít trở ngại.
BTC lễ tế Nam Giao qui định: ai tham gia vào lễ tế giao tại đàn Nam Giao đều phải “áo dài khăn đống” để giữ vẻ trang nghiêm. Nhiều phóng viên chủ quan: BTC sẽ cho mượn hoặc cho thuê áo mũ để tác nghiệp.
Khi đến đàn Nam Giao, tất cả đều nhận được cái lắc đầu lạnh lùng: "áo mũ chỉ dành cho quan khách, phóng viên tự lo”. Cánh phóng viên Đài truyền hình Việt Nam (thường trú tại Huế) thực hiện truyền hình trực tiếp buổi lễ đã phải đi thuê vét gần 30 áo dài nghi lễ. Có PV sáng kiến mượn ngay áo dài của ông ..thầy cúng cạnh nhà để đi tác nghiệp… báo chí!
Nhiều PV từ xa đến không biết chỗ thuê đành ngậm ngùi... theo dõi qua tivi.
Nguyễn Văn Tân phải thức cả đêm
để canh tác phẩm của mình (Ảnh: KN) |
Một trở ngại đầy tính kỹ thuật trong 3 ngày đầu đã xảy ra vào đêm 4/6, khi các chương trình nghệ thuật diễn buổi đầu tiên tại Đại Nội. Các chương trình đang biểu diễn ngon lành thì điện tự nhiên… tắt phụt.
Theo lời giải thích của một số cán bộ phụ trách kỹ thuật của Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế, sự cố mất điện này là do trạm biến áp cấp điện cho đại nội không đủ công suất như đã yêu cầu, nên khi tất cả các thiết bị điện đều hoạt động, cầu giao của trạm biến áp đã tự ngắt. Không hiểu sự chuẩn bị đã kỹ lưỡng hay chưa? Hoặc là do sự phối hợp giữa BTC và ngành điện chưa chặt chẽ, nên xảy ra sự cố đáng tiếc này?
Tác phẩm Truyện Kiều khắc trên đá cuộisắp được ghi danh vào sách kỷ lục Việt Nam bị kẻ gian lấy cắp mất 400 câu trong hai ngày đầu của Festival Huế 2008. Nguyễn Văn Tân, tác giả của tác phẩm truyện Kiều trên đá cuội trắng cho biết: trong 2 ngày 3 và 4/6, khoảng 200 viên đá cuội trắng đã bị mất cắp.
Hầu hết đá cuội có kích thước rất nhỏ, vì thế nếu ai cố tình rất dễ dàng bỏ trong túi đem về. Nhưng Festival là lễ hội văn hóa, những viên đá cuội trắng, linh hồn của tác phẩm lại bị đánh cắp, thì ý thức, văn hóa của người dân địa phương cũng như du khách đến với lễ hội này ở đâu?
Tân đã miệt mài khắc phục lại những viên đá bị mất. Sáng ngày 5/6, Nguyễn Văn Tân đã hoàn thành 400 câu thơ Kiều lên 200 viên đá cuội trắng khác để bổ sung. Tuy nhiên, trong chiều 5/6, số đá cuội tiếp tục bị mất, khoảng 50 viên.
Điều đáng ngạc nhiên là các tác phẩm sắp được trưng bày tại công viên 3-2, bên bờ sông Hương không được bảo vệ nghiêm túc bởi các lực lượng chức năng. Đêm 5/6 các tác giả cùng người thân đã phải “trực chiến” để bảo vệ tác phẩm của mình.
Đây không phải lần đâu tiên trong các kỳ Festival, các tác phẩm sắp đặt ở công viên bị đánh cắp, phá hỏng. Festival 2006, tác phẩm sắp đặt “chuông gió” của Đinh Khắc Thịnh sau một đêm đã bị mất 50%, tác giả đành phải gỡ bỏ toàn bộ vì không thể phục hồi kịp.
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất