31/03/2009 14:41 GMT+7 | Trong nước
(TT&VH) - Mấy năm gần đây, giáo dục lòng yêu nước trở thành ưu tiên số một trong các trường học ở Nhật Bản. Vì thế đã có hàng trăm giáo viên Nhật bị kỷ luật, cắt lương và thậm chí tạm đình chỉ công việc do không chịu hát quốc ca trong lễ chào cờ. Nhiều người trong số họ đã đệ đơn kiện đòi bồi thường, nhưng bị tòa án ở Tokyo bác bỏ. Các giáo viên này quyết định kiện lên cấp cao hơn.
Năm 1880, một hội đồng hoàng gia gồm 4 thành viên quyết định vẫn giữ Kimi Ga Yo làm lời quốc ca, nhưng với giai điệu do nhạc sĩ cung đình Hiromori Hayashi sáng tác. Franz Eckert, một nhạc sĩ người Phổ khi ấy đang là cố vấn cho hải quân Nhật, được giao nhiệm vụ hòa âm và phối khí giai điệu này để có thể trình diễn bằng nhạc cụ phương Tây. Bài quốc ca đó lần đầu tiên được trình diễn vào ngày 3/11/1880 nhân ngày sinh của Nhật hoàng. Nó chính thức được phổ biến rộng rãi từ năm 1888 và tồn tại cho tới ngày nay.
Nội dung không còn phù hợp?
Đây là một trong những bài quốc ca ngắn nhất thế giới, mặc dù có tiết tấu rất chậm rãi, bởi phần lời của nó là một bài thơ tanka, theo niêm luật chỉ có 31 âm tiết. Nội dung bài thơ ca ngợi Nhật hoàng, toàn bộ tạm dịch như sau: “Hỡi Hoàng đế, xin bệ hạ trị vì không phải ngàn đời, mà là tám ngàn đời, cho đến khi những viên sỏi kết thành tảng đá mặt phủ rêu phong”.
Không ít người Nhật cho rằng bài thơ có từ thế kỷ thứ 10 nói trên không phù hợp với nước Nhật hiện nay, bởi kể từ sau Thế chiến II, chế độ quân chủ chỉ còn là hình thức ở quốc gia này và Nhật hoàng hầu như không có quyền lực gì đáng kể.
Sazare - Ishi, một tảng đá được tạo thành từ những viên sỏi ở đền Shimogamo (Kyoto) - tượng trưng cho sự vĩnh hằng của hoàng triều Nhật Bản. |
Một người không hát, cả hội đồng giáo viên bị kiểm điểm
Theo tờ TAZ (Đức), cho tới nay đã có 410 thầy cô giáo ở Nhật bị phạt hoặc khiển trách do không chịu hát quốc ca. Một số bị cắt lương 10% và 11 giáo viên bị đình chỉ giảng dạy tới 6 tháng. Hễ có một học sinh hoặc giáo viên không hát quốc ca, lập tức cả hội đồng giáo viên bị nhắc nhở và giáo huấn
Mới đây có 172 giáo viên đã cùng khởi kiện chống lại những hình phạt nói trên, vì cho rằng chúng vi phạm quyền tự do chính kiến được nêu trong Hiến pháp. Theo tờ New York Times, những giáo viên này đòi bồi thường mỗi người 550.000 yen (khoảng 5.600 USD).
Thế nhưng cuối tuần qua, Chánh tòa Tokyo, Shigeru Nakanishi, đã bác đơn kiện này và nêu rõ rằng hành động của cơ quan quản lý giáo dục là đúng luật. “Đối với trường học, việc tạo ra tinh thần cộng đồng thông qua các nghi lễ tập thể là một điều quan trọng”, ông Nakanishi khẳng định.
172 giáo viên nói trên quyết định sẽ kiện lên các cấp cao hơn, thậm chí là lên đến Tòa án Hiến pháp. Toru Kondu, một trong những giáo viên bị xử phạt, tuyên bố với tờ New York Times: “Chúng tôi sẽ tiếp tục đấu tranh để giành lại quyền tự do và các giá trị dân chủ cho hệ thống trường học Nhật Bản”.
Huyền Trân
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất