07/11/2024 14:26 GMT+7 | Văn hoá
Hình thức nhạc kịch sớm nhất ở châu Phi là màn biểu diễn tại các lễ hội, thường có hóa trang, kết hợp với nhảy múa, mang đến cho khán giả những câu chuyện về linh hồn và tổ tiên của họ.
Ở một số vùng phía Tây châu Phi, cả làng sẽ tham gia, làm mờ ranh giới giữa người biểu diễn và khán giả. Các nhóm đi săn sẽ tái hiện cảnh săn bắn của họ, còn khán giả tạo nhịp điệu và âm nhạc. Các nghi lễ tương tự vậy cũng phổ biến trên khắp các nền văn minh cổ đại Inca, Maya và Aztec ở châu Mỹ.
Khi đào sâu vào lịch sử của hầu hết các nền văn hóa, sẽ thấy rằng việc sử dụng âm nhạc cho các nghi lễ gần như lâu đời bằng chính nền văn hóa đó. Nhà hát nhạc kịch cổ điển Ấn Độ có niên đại ít nhất là từ năm 400 TCN còn nhạc kịch Trung Quốc phát triển vào thế kỷ thứ 3. Cũng vào khoảng thời gian đó, trong giai đoạn Cổ điển người Maya, các ngày lễ được tổ chức bằng các cuộc diễu hành âm nhạc công phu, kịch hóa hình ảnh những người cai trị.
Trên khắp châu Phi, các buổi biểu diễn miêu tả cảnh sống làng quê và tôn vinh các cột mốc (như lễ kết nạp hoặc trở về sau chuyến đi săn) đã kết hợp các đồ trang trí, đạo cụ, âm nhạc, kịch câm và nhảy múa trong nhiều thế kỷ, thậm chí có thể lâu hơn.
Ở Bắc Mỹ, những người bản xứ đầu tiên luôn sử dụng tiếng trống và tiếng tụng niệm để kể lại lịch sử, nhắc lại thần thoại và kỷ niệm các sự kiện văn hóa.
Theo thời gian, một số mô hình nhất định đã xuất hiện trong nhà hát châu Âu. Zarzuela ở Tây Ban Nha, với các cảnh xen kẽ giữa ca hát và kịch, xuất hiện vào những năm 1650. Kết hợp truyền thống opera với âm nhạc đại chúng thời bấy giờ, zarzuelas có các tiết mục độc tấu, song ca và hợp xướng, và kết hợp nhảy múa.
Zarzuelas lan rộng ra ngoài châu Âu, đến Nam Mỹ và xa hơn nữa, tới Cuba và Philippines - nơi họ đã điều chỉnh nó thành các phiên bản của riêng mình. Nhưng ngày nay, khán giả vẫn có thể dễ dàng nhận thấy những vết dấu của zarzuelas trong cả các vở nhạc kịch Broadway hoành tráng.
Với nguồn gốc đa dạng trên toàn cầu, nhạc kịch hiện đại cũng vừa đa dạng vừa mang tính toàn cầu. Nhật Bản thích các chương trình dựa trên anime (như Sera Myu - hơn 30 vở nhạc kịch dựa trên bộ truyện tranh Nhật Bản Sailor Moon). Brazil thì thích địa phương hóa, như trong vở Lion King, họ đã thay thế các ca khúc tiếng Anh của Elton John bằng nhạc Brazil do Gilberto Gil sáng tác. Nhạc kịch cũng tìm thấy sức sống trong phim (đặc biệt là ở Ấn Độ, nơi phim Bollywood rất được ưa chuộng) và trên truyền hình.
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất