Nghệ nhân tranh gỗ kể về quá trình thực hiện tác phẩm kỷ lục Việt Nam

07/03/2023 14:00 GMT+7 | Văn hoá

Bức tranh lập Kỷ lục Việt Nam có tên "Vinh quý bái tổ" được các nghệ nhân chế tác trên tấm gỗ liền nặng khoảng 2 tấn, trong 27 tháng.

Vốn đam mê với nghề truyền thống của quê hương, hai anh em ruột là doanh nhân Bùi Trọng Quân và anh trai - nghệ nhân Bùi Trọng Lăng đã cùng sáng lập thương hiệu tranh điêu khắc trên gỗ Bùi Gia.

Nghệ nhân tranh gỗ kể về quá trình thực hiện tác phẩm kỷ lục Việt Nam - Ảnh 1.

Lễ ra mắt tác phẩm "Vinh quy bái tổ" và đón nhận Kỷ lục Việt Nam

Bùi Trọng Quân chia sẻ, việc chế tác tranh gỗ của Bùi Gia không chỉ đơn thuần là kế nghiệp nghề truyền thống ở một làng quê thuộc huyện Quốc Oai (Hà Nội), mà với anh đó là đam mê truyền tải văn hoá qua các tác phẩm nghệ thuật. Điểm đặc biệt của tranh gỗ Bùi Gia chính là việc chế tác hoàn toàn thủ công.

Nghệ nhân tranh gỗ kể về quá trình thực hiện tác phẩm kỷ lục Việt Nam - Ảnh 1.

Tranh gỗ "Vinh quý bái tổ" hiện được bày tại xưởng Bùi Gia ở Huyện Quốc Oai, Hà Nội

Theo chia sẻ của Quân, vì tuyệt đối tuân thủ quy trình chế tác thủ công nên từ khâu vẽ, đục, trạm, tạo hình tác phẩm... mất rất nhiều công sức. Mỗi năm trung bình xưởng gỗ chỉ có thể làm ra khoảng 40-50 tác phẩm lớn bé.

Năm 2022, niềm vui bất ngờ đến với Tranh gỗ Bùi Gia của hai anh em Trọng Lăng - Trọng Quân khi bức tranh có tên "Vinh quý bái tổ" được các nghệ nhân thực hiện trong 27 tháng, đã được công nhận Kỷ lục Việt Nam.

Nghệ nhân tranh gỗ kể về quá trình thực hiện tác phẩm kỷ lục Việt Nam - Ảnh 2.

Một góc bức tranh gỗ tái hiện cảnh "vinh quy bái tổ" của người xưa

Tranh "Vinh quy bái tổ" dài tới 8,33m, cao 1,7m và dày 16cm, chế tác từ gỗ nguyên tấm nặng khoảng 2 tấn. Điểm độc đáo của tác phẩm chính là được làm trên gỗ Cẩm Lai Nam Phi liền khối.

Để hoàn thiện tranh, các nghệ nhân đã phải lặn lội từ Bắc vào Nam, đi đến những di tích như Kinh thành Huế, Hoàng thành Thăng Long, nghiên cứu nhiều tài liệu và gặp gỡ các chuyên gia để học hỏi, sưu tầm tư liệu cho việc phác họa tác phẩm.

Nghệ nhân tranh gỗ kể về quá trình thực hiện tác phẩm kỷ lục Việt Nam - Ảnh 3.

Doanh nhân Bùi Trọng Quân (bìa trái) và anh trai - nghệ nhân Bùi Trọng Lăng

"Trong tranh có tới 348 người với điểm nhấn quan trọng là đoàn rước quan tân khoa, được vẽ uốn lượn theo nguyên tắc 'khí vận sinh động'. Dòng người chuyển động nhìn xa như con rồng đang bay giữa không gian… Các họa tiết, đường nét trong tranh cũng mang đậm tinh thần văn hóa dân tộc Việt Nam", nghệ nhân Bùi Trọng Lăng chia sẻ.

Nghệ nhân tranh gỗ kể về quá trình thực hiện tác phẩm kỷ lục Việt Nam - Ảnh 4.

Nghệ nhân Bùi Trọng Lăng vốn đam mê mỹ thuật từ nhỏ

Được biết, để hoàn thành tác phẩm "Vinh quy bái tổ", nghệ nhân Bùi Trọng Lăng đã có nhiều buổi trao đổi ý tưởng và phương pháp thực hiện tác phẩm với các chuyên gia như: Nhà Sử học Dương Trung Quốc, PGS - TS Bùi Hoài Sơn, Hoạ sĩ - TS - Giảng viên ĐH Mỹ thuật Hà Nội Hồ Trọng Minh...

Nghệ nhân tranh gỗ kể về quá trình thực hiện tác phẩm kỷ lục Việt Nam - Ảnh 5.

Các chi tiết trên tranh đều được chế tác tinh xảo và sống động. Tranh có 348 nhân vật được chạm khắc tinh xảo, thể hiện bàn tay khéo léo của người thợ

Bức tranh "Vinh quy bái tổ" giúp người xem như được sống lại bối cảnh một thời "lều võng đi thi Hương, thi Hội".

Nhận xét về bức tranh, nhà sử học Dương Trung Quốc cho hay, ông đánh giá cao sự tinh xảo, khéo léo của người tạo ra tác phẩm. "Các tác giả không những mạnh bạo về ý tưởng, sự đầu tư mà quan trọng là có ý chí thực hiện", nhà Sử học chia sẻ.

Nghệ nhân tranh gỗ kể về quá trình thực hiện tác phẩm kỷ lục Việt Nam - Ảnh 6.

Hiện nay, tác phẩm được nhiều người trả giá cao lên tới 6-7 tỷ đồng, nhưng chủ nhân bức tranh cho biết chưa đồng ý bán mà muốn để mọi người chiêm ngưỡng.

Với niềm đam mê giữ gìn nghề truyền thống của địa phương đồng thời truyền đạt câu chuyện văn hoá của dân tộc, nghệ nhân Bùi Trọng Lăng không ngại khó học hỏi các kỹ thuật mới hiện đại. Anh vốn vẽ đẹp từ nhỏ và không học qua trường lớp nào về mỹ thuật nhưng lại có niềm đam mê. Toàn bộ tác phẩm của Bùi Gia đều do anh vẽ từ những nét đầu tiên.

Nghệ nhân tranh gỗ kể về quá trình thực hiện tác phẩm kỷ lục Việt Nam - Ảnh 7.

Doanh nhân Bùi Trọng Quân

Trong khi đó, người em ruột của Bùi Trọng Lăng là Bùi Trọng Quân thì lo việc kinh doanh, tiếp thị sản phẩm. Quân có thể nói không ngừng về những đam mê và kỳ vọng của anh trong tương lai với tranh điêu khắc trên gỗ.

Nhờ cập nhật kiến thức về thương mại điện tử, Bùi Trọng Quân đã mở rộng mạng lưới cả fanpage và website giới thiệu sản phẩm. Nhiều khách hàng của Tranh gỗ Bùi Gia ở tận Mỹ vẫn có thể đặt hàng online. Nhờ danh tiếng và uy tín xây dựng được mà hiện nay Bùi Gia nhận được rất nhiều đơn đặt hàng từ khắp cả nước.

Nghệ nhân tranh gỗ kể về quá trình thực hiện tác phẩm kỷ lục Việt Nam - Ảnh 8.

Phương pháp chế tác thủ công...

Nghệ nhân tranh gỗ kể về quá trình thực hiện tác phẩm kỷ lục Việt Nam - Ảnh 9.

... tạo nên nhiều tác phẩm tinh xảo

Tranh điêu khắc trên gỗ Bùi Gia không chỉ khác vì phương pháp chế tác thủ công mà nó có hồn và "thần thái" hơn những tác phẩm được sản xuất công nghiệp hàng loạt.

Không chỉ thế, "ông chủ trẻ" của Bùi Gia còn là những người am hiểu và đam mê tìm hiểu về văn hoá. Các tranh độc lạ, bố cục hài hoà, sắc nét... trên những loại gỗ quý đều chứa đựng câu chuyện văn hoá hay tích cổ ở trong đó.

Nguyên Thảo

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm