17/01/2025 18:20 GMT+7 | Multimedia
Lễ cúng ông Công ông Táo là một lễ cúng quan trọng, mở đầu cho Tết Nguyên đán, dịp lễ lớn nhất trong năm của người Việt, mang ý nghĩa tiễn các vị thần bếp về trời để báo cáo với Ngọc Hoàng về những việc lớn nhỏ xảy ra trong gia đình suốt năm qua.
Các vị thần bếp được xem là những người bảo vệ gia đình, giữ lửa hạnh phúc và mang lại may mắn. Lễ cúng ông Công ông Táo là cách để gia chủ bày tỏ lòng biết ơn và cầu mong được che chở, bình an, may mắn trong năm mới sắp đến. Vì là lễ cúng quan trọng, nên tất cả các thành viên trong gia đình thường sắp xếp công việc để trở về nhà quây quần, sum họp.
Lễ cúng ông Công ông Táo là một lễ cúng quan trọng trong năm
Theo các chuyên gia phong thủy, ngoài ngày 23 tháng Chạp (22/1 dương lịch), còn có các ngày đẹp để cúng ông Công ông Táo năm nay như sau:
Ngày 19 tháng Chạp (ngày 18/1, thứ Bảy): giờ Thìn (7h-9h), Ngọ (11h-13h), Mùi (13h-15h), Tuất (19h-21h). Ngày 20 tháng Chạp (ngày 19/1, Chủ nhật): giờ Sửu (1h-3h), Mão (5h-7h), Ngọ (11h-13h), Thân (15h-17h), Dậu (17h-19h). Ngày 21 tháng Chạp (ngày 20/1, thứ Hai): giờ Dần (3h-5h), Mão (5h-7h), Tỵ (9h-11h), Thân (15h-17h), Tuất (19h-21h), Hợi (21h-23h).
Đặc biệt, cần lưu ý thời điểm cúng muộn nhất không được quá giờ Ngọ ngày 23 tháng Chạp.
Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo, gia chủ có thể tùy chọn lễ chay hoặc lễ mặn, có thể bao gồm các vật phẩm như mũ áo, tiền vàng, và cá chép. Người làm lễ nên ăn mặc trang nghiêm, thành kính thắp hương và đọc bài khấn tiễn ông Công ông Táo về trời, cầu mong năm mới may mắn, bình an.
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất