Ngày 23/2: Nhận nhiều tin xấu, VN-Index đảo chiều giảm mạnh

23/02/2010 13:45 GMT+7 | Thế giới

Dự báo của nhiều CTCK về một phiên điều chỉnh của chứng khoán Việt Nam sau phiên giao dịch đầu năm Canh Dần đã trở thành hiện thực. Thông tin tăng giá xăng, giá điện, giá than, giá nước liên tiếp được đưa ra, cùng những lo ngại về lạm phát tăng đã có tác động không nhỏ đến tâm lý nhà đầu tư khi bước vào phiên giao dịch sáng nay (23/2). Tuy nhiên, một số chuyên gia phân tích lại cho rằng đây là cơ hội để nhà đầu tư nâng tỷ trọng cổ phiếu nắm giữ.

Ngay từ đầu phiên, áp lực bán giá rẻ tăng mạnh, trong khi sức cầu đuối sức đã khiến hầu hết cổ phiếu giảm giá.

Kết thúc đợt khớp mở cửa, chỉ số VN-Index giảm 5,5 điểm xuống 504,52 điểm (giảm 1,08%). Tổng khối lượng khớp lệnh thành công đạt 2.040.380 đơn vị, giá trị giao dịch đạt 85,77 tỷ đồng. Sau đợt khớp lệnh mở cửa, có 22 mã tăng, 41 mã đứng giá, 150 mã giảm giá (trong đó có 10 mã giảm sàn).

Bước sang đợt khớp lệnh liên tục, xu hướng giảm giá được thể hiện rõ nét hơn khi áp lực bán gia tăng, chỉ số VN-Index mất điểm với biên độ mạnh hơn. Sau 75 phút khớp lệnh liên tục, chỉ số VN-Index giảm 13,09 điểm, xuống 496,93 điểm (giảm 2,57%). Tổng khối lượng khớp lệnh đạt 20.118.450 đơn vị, giá trị giao dịch tăng lên mức 816,44 tỷ đồng.


 Kết thúc phiên giao dịch ngày 23/02/2010, chỉ số VN-Index đóng cửa ở 496,29 điểm, giảm 13,73 điểm (-2,69%). Tổng khối lượng giao dịch khớp lệnh đạt 24.352.140 đơn vị, tăng 9,94% so với phiên trước. Tổng giá trị giao dịch khớp lệnh đạt 994,556 tỷ đồng, tăng 5,79%.
Tổng giao dịch thỏa thuận đạt 2.725.480 đơn vị, với tổng giá trị hơn 107,61 tỷ đồng. Như vậy, tổng khối lượng giao dịch toàn phiên đạt 27.077.620 đơn vị (+16,08%) và tổng giá trị giao dịch đạt 1.102,169 tỷ đồng (+8,63%).


Trong tổng số 213 mã niêm yết trên sàn HOSE, có 15 mã tăng, 184 mã giảm, 14 mã đứng giá. Trong đó, có 4 mã tăng trần, 37 mã giảm sàn.

Trong 10 cổ phiếu có giá trị vốn hóa lớn nhất thị trường, có 2 mã tăng, 7 mã giảm và 1 mã đứng giá.

Cụ thể, MSN tăng 500 đồng/cổ phiếu (+1,31%), đạt 38.800 đồng. CTG tăng 100 đồng/cổ phiếu (+0,33%), đạt 30.000 đồng. VCB giữ nguyên mức giá tham chiếu là 45.200 đồng/cổ phiếu.

Còn lại, EIB giảm 400 đồng/cổ phiếu (-1,69%), còn 23.300 đồng. STB giảm 500 đồng/cổ phiếu (-2,09%), còn 23.400 đồng. PVF giảm 1.400 đồng/cổ phiếu (-4,49%), còn 29.800 đồng.

VIC giảm 1.500 đồng/cổ phiếu (-1,52%), còn 97.500 đồng. DPM giảm 1.600 đồng/cổ phiếu (-4,60%), còn 33.200 đồng.

BVH giảm kịch sàn 2.200 đồng/cổ phiếu (-4,87%) xuống còn 43.000 đồng. HAG giảm 2.500 đồng/cổ phiếu (-3,05%), còn 79.500 đồng.

Mã HLA bất ngờ dẫn đầu thị trường về khối lượng giao dịch khớp lệnh với hơn 1,3 triệu đơn vị (chiếm 5,43% tổng khối lượng thị trường), đóng cửa ở mức 22.300 đồng/cổ phiếu sau khi giảm 900 đồng (-3,88%).

Tổng khối lượng của 5 mã có giao dịch lớn nhất thị trường chiếm 20,46% so với tổng khối lượng khớp lệnh trong phiên sáng nay.

Trong phiên giao dịch sáng nay, cổ phiếu tăng giá mạnh nhất là DQC với mức tăng 4,93% lên 38.300 đồng (tăng 1.800 đồng/cổ phiếu), tổng khối lượng giao dịch hơn 811 nghìn cổ phiếu. Ngược lại, có 3 mã cùng giảm hết biên độ cho phép 5% là SZL, SSC, PHT.

Ngoài ra, xét về mức tuyệt đối thì VPL là cổ phiếu tăng giá mạnh nhất khi tăng 2.000 đồng lên mức 43.800 đồng/cổ phiếu, với tổng khối lượng giao dịch gần 58 nghìn cổ phiếu. Ngoài ra, xét về mức tuyệt đối thì DRC, HDG là 2 cổ phiếu cùng giảm giá mạnh nhất khi mất đi 5.000 đồng/cổ phiếu.

Trong 4 chứng chỉ quỹ đang niêm yết trên HOSE, chỉ có MAFPF1 đứng ở giá tham chiếu là 5.800 đồng/chứng chỉ quỹ. 3 mã còn lại đều giảm giá. Cụ thể, VFMVF1 giảm 400 đồng xuống 13.300 đồng (-2,92%). VFMVF4 giảm 100 đồng xuống 8.300 đồng (-1,19%). PRUBF1 giảm 100 đồng xuống 5.700 đồng (-1,72%).

Nhà đầu tư nước ngoài hôm nay mua vào 78 mã cổ phiếu với tổng khối lượng mua vào là 3.744.940 đơn vị, bằng 15,38% tổng khối lượng giao dịch toàn thị trường.

Trong đó, VNM được họ mua vào nhiều nhất với 438.870 đơn vị, chiếm 80,85% tổng khối lượng giao dịch của mã này. Tiếp theo là các mã như VCB (389.110 đơn vị), CTG (338.460 đơn vị), CNT (301.160 đơn vị) và BVH (296.950 đơn vị).

Đáng chú ý, các mã được nhà đầu tư nước ngoài mua vào chiếm tỷ trọng lớn trên tổng khối lượng giao dịch là MSN (98,28%), DHG (97,84%) và TRC (93,46%). Ngoài ra họ cũng mua vào nhiều CNT và NBB chủ yếu là qua giao dịch thỏa thuận.

5 cổ phiếu có khối lượng giao dịch lớn nhất

 Giá

 +/-

%

 KLGD

HLA

 22.300

 (900)

-3,88%

 1.321.390

STB

 23.400

 (500)

-2,09%

 1.071.070

VFMVF1

 13.300

 (400)

-2,92%

 1.002.900

DQC

 38.300

 1.800

4,93%

 810.980

SAM

 28.400

 (1.000)

-3,40%

 776.320

         

5 cổ phiếu tăng giá mạnh nhất

 Giá

 +/-

%

 KLGD

DQC

 38.300

 1.800

4,93%

 810.980

DXV

 13.100

 600

4,80%

 118.910

VPL

 43.800

 2.000

4,78%

 57.690

CNT

 28.800

 1.300

4,73%

 24.090

AGD

 27.500

 700

2,61%

 3.310

         

5 cổ phiếu giảm giá mạnh nhất

 Giá

 +/-

%

 KLGD

SZL

 76.000

 (4.000)

-5,00%

 338.800

PHT

 26.600

 (1.400)

-5,00%

 77.090

SSC

 39.900

 (2.100)

-5,00%

 52.990

VHC

 45.800

 (2.400)

-4,98%

 400

LGL

 28.700

 (1.500)

-4,97%

 48.700


CMG: Ngày GDKHQ tạm ứng cổ tức năm 2009 (10%)

VSC: Ngày GDKHQ nhận cổ tức đợt 2/2009 (10%)

VIC: Ngày GDKHQ tham dự ĐHCĐ thường niên năm 2010

PGD: Ngày GDKHQ tham dự ĐHCĐ thường niên năm 2010

Theo ĐTCK

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm