05/05/2013 06:35 GMT+7
Năm tháng trôi qua, cha nó già yếu dần. Trước ngày về cõi ông dặn con rằng: “Bố chết, con hãy ném xác bố xuống biển”!
Thằng con nghĩ: cả đời mình làm ngược ý bố. Hôm nay bố chết thì cố làm đúng ý nguyện một lần: đem xác bố quăng xuống biển khơi.
Xong việc về đến nhà nó chợt nghĩ ra: có nhẽ bố muốn được chôn cất trong núi nên ông nói thế.
Thằng con tức tốc chạy ngay ra bờ biển tìm xác bố, nhưng chỉ thấy biển xanh ngát và sóng lô xô vỗ bờ, ngoài ra chẳng thấy gì!
Thất vọng, nó ôm mặt khóc và rũ ra bên bờ biển. Nó chết vì hối hận và rồi biến thành con hải âu, suốt ngày chập chờn trên mặt sóng xanh dõi tìm xác bố…
2. Ngẫm xã hội bây giờ thấy có khá nhiều chuyện giống như chuyện cổ tích trên. Nhiều đến mức như chuyện hài hước. Nói bảo vệ rừng thì đội cai quản rừng thông lưng với lâm tặc phá rừng, nói chống tham những nhưng người đi chống tham cũng tham nhũng. Biển cấm đổ rác thì rác vun cả đống dưới biển cấm. Biển bảo vệ chim thú rừng dựng ngay bên cạnh quán thịt chim thú rừng.
3. Khẩu hiệu tuyên truyền, áp-phích cổ động, tài liệu phổ biến, luật pháp ban hành… về những chuyện bảo vệ thiên nhiên, môi trường, chống tiêu cực xã hội hàng năm trên toàn quốc tốn bao nhiêu tỉ đồng từ ngân sách quốc gia, có ai thống kê không? Nhưng hầu như bị "trơ" với thực tế xã hội. Phá cứ phá, tuyên truyền cứ tuyên truyền, việc ai nấy làm. Thêm một phần tốn phí không nhỏ ngân sách từ in ấn vẽ vời mà hiệu quả gần như bằng không vì sự vô cảm, vì quen sống bằng bản năng, bằng luật rừng mất rồi.
Bao giờ xã hội mới hết những đứa con bất hiếu như trong câu chuyện về loài chim hải âu kể trên?
Họa sĩ Đỗ Đức
Thể thao & Văn hóa
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất