30/11/2022 13:53 GMT+7 | Văn hóa Giải trí 247
Ngày nay, vì nhu cầu phải xã giao nhiều hơn ở bên ngoài, mọi thứ đều chỉ tập trung vào bề ngoài nên đôi khi tình thế đã buộc chúng ta phải đeo cho mình một lớp mặt nạ. Nhưng dù "lớp mặt nạ" có dày đến đâu thì người thông minh thực sự cũng sẽ không bao giờ biến mình thành một kẻ đạo đức giả.
Trong Kinh Dịch có câu: "Tích thiện được thiện, tích ác được họa."
Không biết từ khi nào, "tích đức hành thiện", "tích đức tu thân" đã trở nên rất phổ biến trong xã hội, và thành một thước đo nhân cách của con người. Vì thế có một số "ngụy quân tử" đã vịn vào đó để lấy lòng người khác, bề ngoài thì có vẻ rất hiền lành tử tế nhưng bản chất chỉ là đạo đức giả mà thôi.
"Thái Căn Đàm", một cuốn sách quý thời nhà Minh từng mô tả 4 loại tâm lý "đạo đức giả" sau đây, cho dù là dùng để nhận diện những kẻ đạo đức giả xung quanh mình hay cảnh giác với những người có tà niệm đều rất hữu dụng.
1. Làm việc thiện chỉ vì mưu cầu lợi ích, hơn người
Làm việc thiện là hành động hy sinh quên mình hoặc giúp đỡ người khác một cách vị tha, không mong cầu được đền đáp, nhưng có người lại coi việc làm việc thiện là công cụ để họ kiếm ích lợi, nâng cao danh tiếng, thu hút sự chú ý và tôn trọng của mọi người xung quanh, nhờ đó mà có thể đạp lên người khác để đi lên. Ngoài ra, hiện nay cũng có không ít người nhân danh làm việc thiện để ăn bớt tiền, đó hoàn toàn là một hành vi sai trái, tích ác nghiệp cho bản thân.
Có câu, "tích đức có thể người không nhìn thấy, nhưng hành thiện thì trời tự ắt sẽ biết được". Làm việc thiện không cầu lợi, tự nhiên sẽ được trời ban phúc lành, ngược lại, nếu tâm chứa ác niệm thì dù bề ngoài có hành thiện, gạt được người chứ không gạt được trời.
2. Ban phát ân huệ chỉ vì cầu danh tiếng
Có một số người giúp đỡ người khác chẳng qua chỉ là để lấy danh tiếng tốt cho bản thân, hoặc để kết thân với đối phương, mua mối quan hệ. Những người như vậy thực chất đều là những kẻ bạc tình bạc nghĩa, khi họ cần bạn thì họ sẽ nhiệt tình giúp đỡ bạn, đến khi bạn hết giá trị lợi dụng thì họ sẽ không chần chừ mà đá bạn ngay.
3. Tu nghiệp chỉ vì muốn cho thế gian kinh sợ, người người bái phục
Kiểu suy nghĩ này tưởng chừng như rất bình thường nhưng thực ra là vô cùng bất thường. Lý do để một người phấn đấu tạo dựng sự nghiệp thường là dựa vào niềm đam mê của họ và khát khao theo đuổi một cuộc sống tốt đẹp hơn.
Một chính nhân quân tử, khi đi trên con đường tu nghiệp sẽ luôn biết họ đi là vì bản thân mình chứ không phải là vì người khác. Mọi thứ mà chúng ta làm đều nên xuất phát từ bên trong chính chúng ta mà ra, đó mới là nền móng vững chắc nhất để chúng ta có thể phát triển trên đường đời. Nếu bạn chỉ mãi chạy theo ngoại cảnh, mọi người, thì sẽ giống như người đi trên dây vậy, mất đi sự tập trung vào chính mình và rồi rơi xuống.
4. Chính trực vì mưu cầu sự độc đáo
Có những người thích giả vờ liêm chính, chính trực để người xung quanh cảm thấy họ khác biệt và độc đáo hơn so với quần thể. Liêm chính vốn là biểu tượng phẩm hạnh của một người, thể hiện cảnh giới tư tưởng của họ, nhưng nếu liêm chính chỉ để tỏ ra mình khác người, thì liêm chính đó chỉ là giả dối, là ngụy tạo. Khi có nhiều người nhìn ngó thì họ sẽ thể hiện sự liêm chính đó ra, nhưng khi không có ai thì con cáo nhất định sẽ lòi đuôi ngay.
Một người thực sự có đạo đức sẽ hành sự dựa vào sự kỷ luật và nguyên tắc của mình, lúc nào họ cũng sẽ duy trì sự cảnh giác, thức tỉnh bản thân trước những cám dỗ trong xã hội. Họ chấp hành sự liêm chính, chính trực không vì hư vinh, mà là vì lý tưởng sống.
4 tư tưởng này nhìn bề ngoài thì không vấn đề gì, nhưng thực chất là ngụy trang cho những dục vọng ích kỷ của bản thân, không những không giúp bạn phát triển trên con đường tu dưỡng đạo đức mà còn là chướng ngại cho chính con đường phát triển sự nghiệp. Chúng ta nên bài xích những loại tư tưởng này, đừng để chúng xâm nhập vào bản thân và đồng thời cũng hãy cảnh giác những người đạo đức giả đang ẩn mình ở xung quanh nhé!
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất