Một lối vẽ riêng, chẳng giống ai!

08/07/2022 11:00 GMT+7 | Văn hoá

Sau hai triển lãm cá nhân năm 1993 tại TP Đà Nẵng và 1996 tại Hội An, Trần Văn Binh lui về chiêm nghiệm và vẽ liên tục. Nay, sau 26 năm, Trần Văn Binh (Quảng Nam) mới chọn ra 26 tranh tiêu biểu để trình làng. Triển lãm Vườn tâm tưởng của Trần Văn Binh khai mạc lúc 18h ngày 8/7 tại Huyen Art House, 8A Đặng Tất, TP.HCM.

Trao giải cho các tác giả tham gia Triển lãm Tem bưu chính Quốc gia

Trao giải cho các tác giả tham gia Triển lãm Tem bưu chính Quốc gia

Sáng 26/6, tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Tem Việt Nam, Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam đã tổ chức Lễ bế mạc và trao giải cho các tác giả tham gia Triển lãm Tem bưu chính Quốc gia - Vietstampex 2020.

Trần Văn Binh, theo tôi - là một trong những họa sĩ Quảng Nam đã lựa chọn một lối vẽ riêng, chẳng giống ai, từ mấy chục năm nay.

Chú thích ảnh
Tác phẩm "Gió núi mưa ngàn"

Cũng như nhiều người trẻ khác - anh đã khởi đi từ lối vẽ “hiện thực” theo kiểu “trường quy”, “bài bản” rồi những tác phẩm sau đó dần thiên về “biểu hiện”, “biểu hiện-trừu tượng”, rốt lại thì Trần Văn Binh định hình hẳn ở “trừu trượng”.

Chú thích ảnh
Họa sĩ Trần Văn Binh. Ảnh: Trương Bách Thảo

Tranh của Binh - anh hay ký thân mật là Văn Bi - cũng là cách “giản lược” bớt việc biểu hình, giản lược bớt đường nét “vẽ vời” để chỉ còn những “tiếng nói vụn” - những “ký tự tối giản” như những miếng vá, miếng thổ cẩm trôi nổi trong bầu trời màu sắc xô giạt không yên tĩnh. Thường là các màu vàng chanh, nâu trầm, xanh đen, ghi sáng...

Chú thích ảnh
Tác phẩm "Tâm thức sen"

“Đọc” những tác phẩm trừu tượng của Binh dễ nhận ra tâm thức “duy cảm xúc” của kẻ tạo tác những cảnh giới của cái đẹp ngầm ẩn đâu đó, khó nắm bắt trong đời sống, nhưng có thực, thường hằng và người vẽ đã vén mở cho chúng ta nhận diện.

Chú thích ảnh
Tác phẩm "Nơi chốn yên bình"

Tranh trừu tượng của Binh thường chất vấn chúng ta về nỗi ám ảnh của ký ức, về những dự cảm mai kia hơn là trình diễn cái đẹp, cái thu hút bởi sự lộng lẫy của sắc của màu.

Kiên trì, nhọc sức, dám chọn lựa một cách thế bày tỏ như anh quả là việc đáng quý phục. Bàn luận nhiều về tác phẩm của anh lại dễ sa vào cái bẫy của chính sự “trừu tượng” như ai đó từng nói: “đã trừu tượng thì làm sao mà giải thích?!”...

Chú thích ảnh
Tác phẩm "Hội ngộ của gió"

Như Trần Văn Binh chai sẻ: “Với tôi, mỗi trường phái, phong cách đều là phương tiện của người nghệ sĩ. Điều cần có và nên có trong tác phẩm là tâm thức sáng tạo và cảm xúc”.

Phùng Tấn Đông

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm