(TT&VH) - Cuộc tranh chấp đã lâu giữa Chính phủ Italia và thành phố Florence về việc đâu là nơi sở hữu bức tượng bằng đá cẩm thạch 500 năm tuổi David của Michelangelo - một điểm thu hút khách du lịch - vẫn chưa hạ hồi phân giải và giờ đây hai bên đang chuẩn bị giải quyết vấn đề này tại tòa án.
Maurizio Raugei và Luigi Andronio, hai luật sư làm việc nhân danh Bộ Văn hóa Italia cùng Bộ trưởng Văn hóa Sandro Bondi đã sử dụng các tài liệu có niên đại cách đây 500 năm để chứng minh rằng bức tượng bằng đá cẩm thạch này – mỗi năm thu được 10 triệu USD từ lượng vé bán ra cho khách tham quan – là thuộc quyền sở hữu quốc gia. Tuy nhiên, thành phố Florence, nơi bức tượng David đã được trưng bày tại Accademia Gallery từ hơn 100 năm qua và thu hút hơn 1,5 triệu du khách/năm, đã phản ứng mạnh trong cuộc chiến nghệ thuật hết sức gay go này. Họ khăng khăng rằng kiệt tác đó là của họ và khẳng định sẽ chiến đấu đến cùng.
Song các luật sư của Bộ Văn hóa nói rằng, lịch sử đứng về phía họ và chỉ ra rằng Hội đồng Thành phố Florence, được hình thành khi thành phố này là một phần của vùng Tuscany, không thể được coi là “con cháu” của nước Cộng hòa Florence từng tồn tại khi Michelangelo tạo nên bức tượng này.
Huyền thoại thời Phục hưng đã được trả 400 florin để làm bức tượng David vào năm 1501 sau khi được nhà thờ Florence ủy quyền. Nhưng khi hoàn tất vào năm 1504, nó được đặt bên ngoài Palazzo Della Signoria của thành phố, trụ sở của chính quyền bản địa. Cao 4,34 m, bức tượng này được làm theo nhân vật David trong Kinh thánh, cậu bé đã thách đố với gã khổng lồ Goliath và giết hắn bằng một viên đá được bắn ra từ súng cao su của mình. Thời điểm đó, bức tượng là biểu tượng cho lập trường của Cộng hòa Florence chống lại những bang hùng mạnh hơn ở xung quanh và cái nhìn chằm chằm của David hướng thẳng về phía thành Roma.
Các luật sư của Chính phủ khẳng định rằng David là một động sản truyền lại của nước cộng hòa không còn tồn tại nữa và Italia được thống nhất vào năm 1861 nên bức tượng là thuộc sở hữu của quốc gia chứ không phải của Florence. Họ còn nêu rằng khi David được chuyển từ bên ngoài Palazzo vào năm 1872 tới vị trí hiện nay ở Accademia Gallery thì thời điểm đó thành phố Florence không hề đưa ra lời tuyên bố gì.
Song ông Matteo Renzi, thị trưởng thành phố Florence phản ứng: “Trái với những gì mà các luật sư đại diện cho Chính phủ đã nói, chúng tôi có chứng cứ tư liệu khẳng định rằng bức tượng David là của thành phố Florence”. Renzi khẳng định, bức tượng cùng nhiều di sản khác, đã được nhượng lại cho thành phố bằng một sắc lệnh từ năm 1870 hoặc 1871 khi Roma trở thành thủ đô của Italia hiện đại mới thành lập. “David là của chúng tôi. Đó là những gì mà nhiều tư liệu khẳng định”, Renzi nói với tờ La Repubblica trong số ra cuối tuần.
Renzi nhìn nhận sự tranh chấp của Chính phủ như một sự chiếm đoạt lợi nhuận từ lượng vé bán ra hằng năm cho khách tham quan tới chiêm ngưỡng bức tượng. Vị thị trưởng này phàn nàn Chính phủ đã quá vội vã trong việc thu ngân sách mà không tham gia hỗ trợ thành phố Florence chi trả cho việc bảo dưỡng và làm sạch bức tượng. Nhiều quan chức Florence cũng thấy buồn khi Thủ tướng Silvio Berlusconi không giữ lời hứa khi vận động bầu cử, rằng sẽ trao cho Florence nhiều quyền hơn trong việc giải quyết các di sản lịch sử và nghệ thuật.
Bức tượng David 500 năm tuổi được coi là một biểu tượng của văn hóa Italia, trang điểm cho nhiều tấm bưu thiếp và sách hướng dẫn du lịch. Song thật đáng tiếc là năm 1991 một kẻ đã dùng búa đập vỡ mấy ngón chân ở bàn chân trái của bức tượng. Vào năm 2003-2004, bức tượng đã trải qua một cuộc tu bổ lớn.
Vào hồi 13h2 ngày 12/ 7/2025 (giờ Paris), tức 18h2 ngày 12/ 7/2025 (giờ Việt Nam), tại Kỳ họp lần thứ 47 của Ủy ban Di sản Thế giới (UNESCO) tại Paris, Pháp, Giáo sư Nikolay Nenov đã chính thức gõ búa công nhận Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm, Côn Sơn, Kiếp Bạc là Di sản Văn hóa Thế giới.
Tối 12/7, tại đêm Chung kết Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng DIFF – 2025, đội pháo hoa Jiangxi Yangfeng (đến từ Trung Quốc) đã xuất sắc giành chức vô địch với màn biểu diễn tuyệt vời, mang đến nhiều cảm xúc cho khán giả.
Triển lãm ảnh về Việt Nam nhân dịp kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Đức đang được tổ chức tại Vườn Thế giới ở trung tâm thủ đô Berlin trong hai ngày 12-13/7.
Ngày 12/7, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC), bà Ursula von der Leyen chỉ trích các mức thuế quan mới mà Tổng thống Mỹ Donald Trump đưa ra cùng ngày, song cho biết EU vẫn muốn hợp tác để đạt được một thỏa thuận thương mại với Washington.
Tối 12/7, Đêm chung kết Lễ hội Pháo hoa Quốc tế Đà Nẵng - DIFF 2025 với chủ đề "Đón kỷ nguyên mới" diễn ra với phần tranh tài giữa hai đội pháo hoa Z121 Vina Pyrotech - Việt Nam và đội Jiangxi Yangfeng - Trung Quốc.
Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex (PGBank) chính thức giới thiệu thẻ F-card – sản phẩm tài chính hướng tới nhóm khách hàng cá nhân và doanh nghiệp sở hữu hoặc quản lý nhiều phương tiện vận tải.
Chỉ thị 20 yêu cầu Hà Nội thực hiện lộ trình đến ngày 1/7/2026 không có xe mô tô, xe gắn máy sử dụng nhiên liệu hóa thạch lưu thông trong Vành đai 1...
Chiều tối nay 7/12 tại Paris (Pháp), Giáo sư Nikolay Nenov (Bulgaria) - Chủ tịch kỳ họp lần thứ 47 của UNESCO - đã chính thức gõ búa công nhận Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm, Côn Sơn, Kiếp Bạc là Di sản Văn hóa Thế giới.
Thethaovanhoa.vn cập nhật chi tiết Lịch thi đấu bóng chuyền SEA V.League 2025 (giải vô địch bóng chuyền Đông Nam Á 2025) của ĐT bóng chuyền nam Việt Nam ngày 13/7.
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 12/7 đã thông báo quyết định áp thuế nhập khẩu 30% đối với hàng hóa từ Liên minh châu Âu (EU) và Mexico, bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/8 tới.
Lịch thi đấu FIFA Club World Cup 2025 - Thethaovanhoa.vn cập nhật nhanh và chính xác nhất lịch thi đấu chi tiết FIFA Club World Cup 2025 (Giải vô địch thế giới các CLB 2025) ngày 13/7.
Đại hội khóa I, nhiệm kỳ 2025–2030 của Hiệp hội Phát triển Công nghiệp Văn hóa Việt Nam đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa của đất nước trong bối cảnh kinh tế tri thức và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.