30/10/2008 15:35 GMT+7 | Văn hoá
(TT&VH) - Kinh Cựu ước có kể về vương quốc Edom của Vua Solomon, “nhà thống trị vĩ đại nhất của Israel”. Những phát hiện mới đây tại một khu mỏ đồng ở vùng Khirbat en-Nahas, nằm ở miền Nam Jordan hiện nay, cho thấy dường như vương quốc và vị vua trên là có thật chứ không phải là sản phảm của sự hư cầu.
![]() Khai quật tại di chỉ Khirbat en-Nahas |
Việc Solomon có thực sự tồn tại cách đây 3.000 năm hay không luôn là vấn đề “hóc búa” của các học giả trong hơn 2 thập kỷ qua, bởi có rất ít chứng cứ khảo cổ ủng hộ cho sự mô tả này của Kinh Thánh. Người ta vẫn cho rằng vào thế kỷ thứ 10 trước Công nguyên không có một xã hội phức hợp nào ở Israel hay vương quốc Edom lại có khả năng xây dựng được nhiều pháo đài, công trình kỷ niệm và công trình công cộng tinh tế.
![]() Mỏ đồng tại Khirbat en-Nahas |
Thế nhưng, trong thập kỷ 1980, tuyên bố của Nelson đã bị bác bỏ. Nhiều ý kiến cho rằng Kinh Thánh đã được chỉnh sửa nhiều vào thế kỷ thứ 5 trước CN, trong khi các cuộc khai quật của người Anh trong những năm 1970-80 lại khẳng định phải đến thế kỷ thứ 7 trước CN thời kỳ đồ sắt mới xuất hiện ở vùng Khirbat en-Nahas.
Những phát hiện mới
Từ năm 2002 đến nay một nhóm các nhà nghiên cứu dưới sự chỉ đạo của Thomas Levy thuộc ĐHTH California ở San Diego và Mohammad Najar thuộc tổ chức “Những người bạn khảo cổ học” ở Jordan tiếp tục khai khai quật ở khu mỏ tại vùng vùng Khirbat en-Nahas. Trên một diện tích rộng 100.000 m2 ở đó có dấu tích của 100 ngôi nhà, một pháo đài và rất nhiều mỏ đồng. Khi xác đại các chất liệu từ một lò xỉ đồng cách mặt đất khoảng 6m cũng như các đồ tạo tác Ai Cập được tìm thấy tại đây như đồ trang sức hình con bọ hung và chiếc bùa hộ mạng hình đầu sư tử có niên đại từ thời Pharaoh Shehonq I, các nhà bất ngờ phát hiện ra rằng chúng có niên đại vào khoáng từ thế kỷ thứ 9 đến 10 trước Công nguyên, tức là đúng vào thời gian trị vì của Vua Salomon như Kinh Cựu ước mô tả. Họ kết luận những mỏ đồng này có thể là của Vua Salomon, đúng như nhận định mà nhà khảo cổ Nelson Glueck từng đưa ra.
Kết quả nghiên cứu này vừa được công bố trên tạp chí khoa học Proceedings of the National Academy of Sciences (PNAS).
Vẫn còn tranh cãi
Tuy nhiên, nhà khảo cổ Piotr Bienkowski thuộc trường ĐHTH Manchester (Anh) cho rằng Levy quá chú trọng tới tầm quan trọng vào việc xác định niên đại carbon vì không có chứng cứ của một nơi cư trú. Điều đó cho thấy di chỉ này nằm trong hoạt động theo định kỳ của những người du canh du cư chứ không gắn kết với bất cứ thành phố hay vương quốc nào. Như vậy còn quá sớm để nói đến những liên kết với một Solomon của kinh Thánh”. Còn nhà khảo cổ Israel Finkelstein thuộc trường ĐHTH Tel Aviv cho rằng việc xác nhận những mô tả trong kinh Cựu ước “có nghĩa là lờ đi 2 thế kỷ nghiên cứu Kinh Thánh”. Theo ông những mô tả này, được viết ở thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên dựa trên những mối quan tâm mang tính thần học và nền tảng xã hội thời đó “không thể coi là có căn cứ”.
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất