Mâm ngũ quả trên bàn thờ Tết Nhâm Dần 2022 chuẩn Phúc Quý Thọ Khang Ninh

26/01/2022 17:20 GMT+7 | Bạn cần biết

(Thethaovanhoa.vn) - Mỗi dịp Tết đến xuân về, mỗi gia đình lại chuẩn bị mọi thứ thật chu toàn để cầu mong một năm mới an khang, thịnh vượng, sức khỏe dồi dào.

Bày mâm ngũ quả Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022

Bày mâm ngũ quả Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022

Mâm ngũ quả ngày Tết là một trong những nét văn hóa đặc trưng của người Việt và có ý nghĩa rất quan trọng.

Trong đó bày mâm ngũ quả trên bàn thờ gia tiên là một phong tục đẹp, mang đầy ý nghĩa nhân văn. Không chỉ thể hiện sự thành kính mà mâm ngũ quả còn mang ý nghĩa chào đón những điều tốt lành trong năm mới cho gia chủ.

Hiểu về Phú – Quý – Thọ – Khang – Ninh?

Theo truyền thống, mâm ngũ quả ngày tết gồm 5 loại quả có 5 màu sắc khác nhau. Con số 5 thể hiện ước muốn của người Việt năm mới sẽ đạt ngũ phúc lâm môn: Phú, Quý, Thọ, Khang, Ninh.

Phú - Quý - Thọ - Khang - Ninh còn được gọi là Ngũ Phúc lâm môn, mỗi một chữ trong đó sẽ biểu tượng cho một điều tốt lành nào đó.

Chữ Phú thể hiện cho điều may mắn, giá trị mà phúc mang lại cho gia đình là vô cùng lớn.

Chữ Quý tức là của cải – tiền bạc – tài lộc – vật chất, hoặc cũng có là là tài lộc thịnh vượng, phú quý.

Chữ Thọ tức là trường thọ – sống lâu – tuổi thọ cao. Lời chúc này thường được dành cho ông bà cha mẹ.

Chữ Khang là sức khỏe, đây là một điều vô cùng quý đối với đời người.

Chữ Ninh là sự bình an, sung túc, thuận hòa, hòa hợp.

Chú thích ảnh

Bàn thờ ngày tết:

Nếu nói tới phong tục tập quán của người dân, đặc biệt là của người nông dân, thì tết được xem là thời điểm quan trọng của một năm. Trong đó không thể nào bỏ qua việc bài trí bàn thờ cúng, mâm ngũ quả là thứ không thể thiếu.

Mâm ngũ quả có nguồn gốc xuất xứ từ thuyết Ngũ Hành, tức là vũ trụ được hình thành từ năm yếu tố cơ bản, bao gồm hành Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ. Ngũ quả cũng tương tự như thế, sẽ bao gồm có năm loại trái cây khác nhau, thể hiện bằng năm màu sắc đại diện cho năm hành thuộc Ngũ Hành.

Mâm ngũ quả bao gồm: quả chuối – màu xanh – hành Thổ, quả bưởi – màu vàng – hành Thổ, quả hồng – màu đỏ – hành Thủy, quả lê – màu trắng – hành Kim, quả quýt – màu cam – hành Hỏa. Tương ứng với mong ước của con người là Phú – giàu có, Quý – sang trọng, Thọ – sống lâu, Khang – mạnh khỏe, Ninh – bình an.

Chú thích ảnh

Đối với nải chuổi xanh trên mâm ngũ quả có hình dáng gần như bàn tay của Phật, thể hiện cho sự che chở và bảo vệ tất cả mọi người trong gia đình. Quả bưởi có hình tròn thể hiện cho sự đầy đủ trọn vẹn. Cùng với quả quýt và quả hồng mang màu sắc tươi sáng thể hiện cho điều may mắn và cát tường.

Trên bàn thờ cần phải có một bát nhang, thường được bài trí ở chính giữa, ngoài ra còn có hai bát nhang nằm phía bên phải và bên trái, phía bên góc ngoài có đặt thêm cây đèn dầu.

Trên bàn thờ ngày tết cần bài trí thêm một số đồ vật cúng, gồm có một bộ quần áo giấy – giấy tiền vàng mã – ly nhỏ – bình trà – mâm hoa quả – bình hoa – bình rượu – bánh mứt.

Hoa thì có nhiều loại, dùng loại hoa tươi hoặc hoa giả được làm bằng giấy bạc vàng, bạc ở đây được hiểu như một âm và dương giao hòa. Nếu gia đình bạn lựa chọn hoa tươi cho bàn thờ cúng ngày tết thì nên chọn hoa cúc – hoa đào – hoa mau – hoa lan – địa lan – tulip...

Chú thích ảnh

Thắp nhang:

Ngày 30 Tết thì bàn thờ cúng phải hoàn thành xong, thắp sáng đèn, có thể sử dụng nhang vòng hoặc nhang que loại lớn để thời gian dùng được lâu hơn.

Nhang được hiểu như sự lan tỏa những điều tuyệt vời, thể hiện sự chăm sóc đối với con cháu.

Một vài điều lưu ý trên bàn thờ cúng ngày tết: Bàn thờ cúng ngày tết không phải là xa lạ, tuy nhiên không phải ai cũng biết cách bài trí đúng, khi thực hiện cũng cần có một vài điểm lưu ý như sau:

Phía sau của bát nhang thường được bài trí thêm một chiếc Tam Sơn, ba cái đài để đặt 3 bát nước. Khi thắp nhang cần phải thay nước mới. Tiếp đến là phía sau 3 bát nước thì có một cái đỉnh 3 chân.

Chú thích ảnh

Trên bàn thờ phần lễ cúng rất đơn giản gồm nhanh – hoa – trà – quả, nếu đến những lễ muốn cúng đồ mặn thì cần đặt trên một chỗ phụ khác, lưu ý đặt thấp hơn bàn thờ chính.

Trên bàn thờ cúng tổ tiên thường bao gồm những vật dụng cơ bản, tuy nhiên cách bài trí có thể khác nhau đôi chút, điều này phụ thuộc vào tín ngưỡng tâm linh của từng gia đình.

Ở thời điểm hiện tại thì mâm quả dùng trên bàn thờ không chỉ bao gồm những loại quả trên, mà trái cây được dùng phong phú nhiều hơn, tạo ra được nhiều ý nghĩa khác trong đời sống tâm linh.

Có thể bàn thờ cúng mỗi nhà mỗi khác, tuy nhiên vẫn thể hiện được sự hiếu kính, tôn trọng, cũng như là cách thể hiện tình cảm của người còn sống. Đồng thời xem như lời chúc may mắn cho một năm mới được Phú – Quý – Thọ – Khang – Ninh.

Cách chưng mâm ngũ quả đẹp để gặp may mắn

Tùy theo quan niệm và phong tục của mỗi miền mà có cách bày biện mâm ngũ quả ngày Tết khác nhau.

Cách bày mâm ngũ quả ngày Tết miền Bắc

Trong mâm ngũ quả ngày Tết của người miền Bắc, nải chuối xanh lúc nào cũng được bày ở vị trí dưới cùng giống như một bàn tay nâng đỡ, thể hiện sự che chở và bao bọc cho gia chủ. Quả bưởi vàng, phật thủ sẽ được đặt ở chính giữa nải chuối, còn các loại quả khác sẽ được xếp xung quanh mâm ngũ quả sao cho cân đối, hài hòa về màu sắc hợp phong thủy.

Cách bày mâm ngũ quả ngày Tết miền Trung

Vì không có sự quy định rõ ràng, do đó cách bày biện mâm ngũ quả ngày Tết của miền Trung khá đơn giản và không cầu kỳ. Người ta thường bày trí những quả có hình dáng to, nặng ở dưới cùng và những loại quả nhỏ được xếp ở trên sao cho mâm ngũ quả cân đối, đẹp mắt là được.

Cách bày mâm ngũ quả ngày Tết miền Nam

Cách bày biện mâm ngũ quả ngày Tết miền Nam cũng khá đơn giản nhưng đòi hỏi sự hài hòa về màu sắc và cân đối. Người miền Nam thường xếp những loại quả to, nặng và xanh ở phía dưới, còn những quả nhỏ và chín thì lên trên. Đặc biệt, cần phải bày trí mâm ngũ quả sao cho giống ngọn tháp, cặp dưa hấu được bày riêng ở 2 bên mâm ngũ quả.

Một số lưu ý cần tránh khi bày mâm ngũ quả ngày Tết

Hiểu sai về ý nghĩa mâm ngũ quả

Mâm ngũ quả mang ý nghĩa theo thuyết Ngũ hành của phương đông. Vì thế khi trang trí mâm ngũ quả bạn cũng bắt buộc làm theo để tránh mắc lỗi như chọn các loại trái cây không có ý nghĩa hoặc không đủ 5 màu của ngũ hành.

Bạn có thể tham khảo một số loại trái cây tương ứng với Ngũ hành:

Kim – màu trắng: Dưa lê trắng, lê trắng,…

Mộc – màu xanh lá: Dưa hấu, chuối xanh, xoài xanh, đu đủ xanh, mãng cầu, trái na, trái sung, trái dừa,…

Thủy – màu đen: Nho đen, vú sữa hay những trái cây có màu sậm tối.

Hỏa – màu đỏ: Táo đỏ, trái hồng, trái dừa lửa, thanh long,…

Thổ – màu vàng: Cam vàng, quýt vàng, dưa hấu vàng, dưa lê vàng, xoài chín, phật thủ,...

Chú thích ảnh

Rửa quả cho sạch để bày

Thông thường nhiều người suy nghĩ rằng khi trang trí mâm ngũ quả thì các loại trái cây phải bóng loáng, đẹp tuy nhiên điều này sẽ làm cho trái cây bị héo nhanh, không trưng được lâu.

Do đó các bạn chỉ cần dùng giấy ướt lau sạch vỏ ngoài của trái cây, sau đó phết một lớp dầu ăn thật mỏng lên để tạo lớp vỏ bóng loáng cực kỳ đẹp mắt

Khôi Nguyên (tổng hợp)

 

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm