19/02/2011 11:01 GMT+7 | Đọc - Xem
Ông dựng Lục Bát quán không chỉ để cho “người đi mỏi gối về quanh chiếu ngồi”, uống nước chè xanh, ăn kẹo lạc, bánh đa, hút thuốc lào sòng sọc, hay trò chuyện với những cô hàng nước xinh tươi ngồi bổ cau, têm trầu cánh phượng... mà còn “nhân cơ hội” thực hiện “ý đồ”: xin khách thơ ký vào băng-rôn dài 68m để ủng hộ thơ Lục bát là Quốc thơ và trở thành di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại!
Thực ra, việc tổ chức xin mỗi người một chữ ký để ủng hộ Thơ lục bát trở thành “Quốc thi” (Quốc thơ) và để UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại được thực hiện từ Lễ hội Lục Bát Canh Dần - 2010 (6/8 Canh Dần) và qua một số hoạt động nhỏ lẻ khác do lucbat.com tổ chức.
Rất đông khách thơ ký vào băng-rôn khổ rộng ủng hộ thơ lục bát là Quốc thơ và là di sản văn hóa nhân loại
Nhà thơ Đặng Vương Hưng phấn khởi: “Nhiều người ủng hộ chữ ký lắm. Mà ủng hộ thật lòng chứ không phải... xã giao, ký cho xong đâu. Tiếc một nỗi là vì nhiều tác giả, người yêu thơ nữa muốn ký, nhưng không còn “đất”. Định nhờ các nàng đáo đi mua thêm mấy chục mét vải nữa, nhưng vì sợ người khác đánh giá “ăn theo” ngày thơ vốn rất đông khách mới được nhiều chữ ký thế nên không mua thêm vải nữa”.
Ủng hộ Lục bát là Di sản thế giới Nhà thơ Đặng Vương Hưng cho biết, trong số Tết Tân Mão vừa qua, tạp chí Hữu Nghị đã tiến hành phỏng vấn bà Katherine Muller Marin, Trưởng Văn phòng Đại diện UNESCO tại VN về cuộc vận động xin chữ ký để ủng hộ Thơ lục bát là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Cá nhân bà hoàn toàn ủng hộ hoạt động này và nhấn mạnh: “Mỗi nền văn hóa và văn học có các loại hình đặc trưng riêng. Từ nghiên cứu của mình, tôi hiểu rằng lục bát là thể thơ thuần túy Việt Nam, không hề có ảnh hưởng nước ngoài. Nó đã tồn tại qua hàng ngàn năm dựng nước, giữ nước của Việt Nam. Thơ lục bát đã được chuyển thể vào hầu hết các bài dân ca Việt Nam, ca trù, hát chèo. Một trong những tuyệt phẩm của thể thơ này là Truyện Kiều của Nguyễn Du. Nhờ đó, nó đã được công nhận là thể thơ độc đáo của Việt Nam. Vượt qua thời gian, thể thơ truyền thống này đã duy trì sức sống của mình và trở thành một phần kho tàng trí tuệ Việt Nam, là tinh túy của nền văn hóa Việt Nam... Quá trình tiến cử vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể mất nhiều thời gian và nỗ lực. Nếu Việt Nam đề cử thơ lục bát để được công nhận thì cần phải chuẩn bị kỹ càng để chứng minh tiềm năng của nó”.
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất